【hôm nay có đá banh không】Nhiều điểm nhấn trong phát triển kinh tế
Kết thúc năm 2022,ềuđiểmnhấntrongphttriểnkinhtếhôm nay có đá banh không với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cùng sự chung sức từ người dân nên tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vị Thủy tiếp tục đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Đô thị Nàng Mau tất bật chỉnh trang đón tết.
Gam màu sáng trong nông nghiệp, nông thôn
Huyện Vị Thủy có lợi thế và điều kiện sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa đang là cây trồng chủ lực khi diện tích canh tác đạt gần 17.200ha trong tổng số khoảng 20.500ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Do đó, việc đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trên cây lúa luôn được ngành chức năng của huyện quan tâm bằng việc triển khai nhiều giải pháp, cách làm thiết thực nhằm giúp người dân sản xuất hiệu quả.
Ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho biết: Điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2022 là địa phương thực hiện 4 mô hình đột phá, gồm: hỗ trợ máy móc, trang thiết bị áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa; nhân rộng mô hình sản xuất lúa thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao an toàn, theo hướng hữu cơ; ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa giống đạt cấp xác nhận. Khi triển khai các mô hình trên đều hướng đến lợi ích của người nông dân cũng như nâng dần tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, qua đây góp phần giảm giá thành đầu tư và nâng cao giá trị sản phẩm, cũng như thu nhập cho người dân.
Qua rà soát của ngành nông nghiệp, hiện toàn huyện có 21 hợp tác xã (HTX) sản xuất lúa chất lượng cao, đạt chuẩn VietGAP, an toàn, hữu cơ… Nổi bật là HTX Tân Long, ở ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, ngoài sản xuất lúa theo hướng hữu cơ để tạo ra thương hiệu sản phẩm “Gạo sạch Vị Thủy” đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh thì hiện HTX còn kết hợp xây dựng thành công mã số vùng trồng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tại thị trường các nước châu Âu.
Ông Nguyễn Văn Thích, Giám đốc HTX Tân Long, thông tin: Hiện diện tích canh tác lúa của HTX khoảng 150ha và toàn bộ đều được bà con canh tác theo quy trình sản xuất an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế phân hóa học nhằm giảm chi phí đầu tư, tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài diện tích lúa của HTX, hiện đơn vị còn liên kết với nhiều hộ dân tại địa phương và ở một số huyện lân cận trong việc nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ như địa bàn huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ… Việc liên kết này giúp HTX mở rộng vùng nguyên liệu, từ đó có đủ số lượng lớn về nguồn gạo sạch cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, sản phẩm “gạo sạch Vị Thủy” vừa được Hội đồng OCOP tỉnh đánh giá đủ điều kiện dự thi sản phẩm OCOP 5 sao cấp Trung ương trong năm 2023 này.
Không chỉ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp mà với vai trò là cầu nối nên hàng năm, ngành nông nghiệp huyện tổ chức nhiều cuộc hội thảo gặp gỡ, liên kết giữa các HTX, doanh nghiệp với nông dân nhằm thực hiện tốt giải pháp liên kết trong tiêu thụ lúa gạo cho người dân đạt hiệu quả. Riêng năm 2022, ngành nông nghiệp huyện đã thực hiện liên kết bao tiêu lúa cho nông dân đạt hơn 10.000ha.
Bên cạnh phát triển nông nghiệp thì một gam màu sáng trong lĩnh vực nông thôn là trong năm 2022, huyện Vị Thủy có một xã là Vĩnh Thuận Tây được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện đến nay là 5/9 xã; các xã còn lại đạt từ 13 đến 18/19 tiêu chí NTM. Mặt khác, trong năm 2022, huyện Vị Thủy có 9 sản phẩm mới được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh, nâng tổng số sản phẩm OCOP của huyện đến thời điểm này là 18 sản phẩm; trong đó có 4 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 14 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.
Phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị
Cùng với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì điểm nhấn khá nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của Vị Thủy năm vừa qua là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được các ngành chức năng huyện tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển; nhờ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn các xã trong huyện luôn được đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, từ đó tạo bộ mặt nông thôn khang trang, khởi sắc hơn và từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, dân sinh.
Trong đó, nổi bật là thông qua Chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và bảo vệ môi trường năm 2022 thì về phần đường đều thực hiện vượt chỉ tiêu tỉnh giao, trong đó đã làm mới được 112.125m²; nâng cấp, mở rộng là 53.575m²; duy tu, sửa chữa là 22.366m². Về phần cầu thực hiện tổng số được 4.093m². Đến nay, 100% xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã.
Bà Nguyễn Thị Vẹn, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây (địa phương vừa ra mắt xã NTM trong năm 2022), huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Từ khi Nhà nước có chủ trương xây dựng NTM thì nhiều tuyến đường và cầu giao thông nông thôn trên địa bàn xã cũng như các địa phương lân cận trong huyện được nâng cấp, mở rộng đồng bộ, thông suốt và khang trang. Nhờ vậy, không chỉ phục vụ cho xe gắn máy mà nhiều tuyến đường có xe 4 bánh chạy tới tận nhà, từ đó đáp ứng ngày một cao và tiện nghi hơn trong việc đi lại, cũng như vận chuyển hàng hóa cho người dân nông thôn”.
Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng nông thôn thì bộ mặt đô thị huyện Vị Thủy cũng ngày một tươi mới khang trang, trong đó điểm nhấn là thị trấn Nàng Mau. Với vị thế là địa bàn trung tâm của huyện Vị Thủy nên thị trấn Nàng Mau đã và đang được triển khai thực hiện nhiều dự án, công trình trọng điểm để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần hướng đến đô thị loại 4 trong tương lai gần.
Đặc biệt, những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nếu ai có dịp đến thị trấn Nàng Mau sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Trong đó, ngoài khung cảnh Nàng Mau sắp vào xuân lúc này là cờ hoa rực rỡ khoe sắc, đường phố đông đúc, khang trang sạch đẹp và thông thoáng thì bức tranh đô thị của Nàng Mau còn bừng sáng với bờ kè chống sạt lở kênh Nàng Mau và kênh Mương Lộ gắn với cảnh quan đô thị; đồng thời dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm Thương mại thị trấn Nàng Mau cũng đang được triển khai càng tạo thêm điểm nhấn cho trung tâm huyện lỵ Vị Thủy chuẩn bị đón chào năm mới.
Ông Trương Trần Trọng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, chia sẻ: Phát huy những kết quả đạt được trong năm qua, sang năm 2023, địa phương tiếp tục đề ra mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội là không ngừng phục hồi sản xuất kinh doanh; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch; thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, an sinh xã hội; tăng cường cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…
Kết thúc năm 2022, huyện Vị Thủy thực hiện đạt và vượt 15/16 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có một chỉ tiêu tuy không đạt so với Nghị quyết HĐND huyện giao, nhưng đạt so với kế hoạch tỉnh giao. Trong đó, một số kết quả ấn tượng như: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,56%; còn ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 21,42% và ngành thương mại - dịch vụ chiếm 25,02%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 572 tỉ đồng, bằng 115,96% dự toán tỉnh giao. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关推荐
- Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- Tin chuyển nhượng 25/1: MU ký Dembele, Liverpool mua Kimmich
- Đã có 10 Cục Hải quan đạt số thu NSNN hơn nghìn tỷ đồng
- Mourinho lộ bến đỗ mới, có thể chạm trán Roma ngay tuần tới
- Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- Thật tuyệt vời khi chúng tôi đã đến với lễ hội này
- Hải quan Quảng Ninh phấn đấu thu 2.637 tỷ đồng trong Quý I
- Hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào mua, bán vàng, bạc, đá quý để kê khai thuế