【ty keo 88】Nhiều điều để nói…
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:55:06 评论数:
Những kinh nghiệm hay,ềuđiềuđểty keo 88 các khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện, kiện toàn hệ thống tổ chức và nhân lực y tế đã được 12 tỉnh, thành phía Nam bàn bạc sôi nổi tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cùng chủ đề này do Bộ Y tế vừa tổ chức tại Hậu Giang.
Hiệu quả từ mô hình mới
Trung tâm Y tế (TTYT) thị xã Ngã Bảy là một trong hai đơn vị được chọn thí điểm mô hình sáp nhập TTYT vào năm 2015 của tỉnh Hậu Giang, đơn vị còn lại là TTYT huyện Châu Thành A. Sau khi thí điểm mô hình TTYT với chức năng dự phòng, điều trị và dân số - kế hoạch hóa gia đình hơn 1 năm, lại được điều chỉnh thành lập mô hình TTYT còn chức năng dự phòng và khám, chữa bệnh.
Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập, là một điển hình trong vùng.
Qua quá trình kiện toàn bộ máy tổ chức y tế, nhiều ưu điểm trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân được chỉ ra. Ông Huỳnh Văn Huân, Giám đốc TTYT thị xã Ngã Bảy, nhận định: “Khi sáp nhập, đã khắc phục tình trạng chồng chéo trong chỉ đạo trạm y tế cơ sở và các thủ tục hợp đồng giữa các đơn vị y tế trước đó. Tập trung và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là bác sĩ. Ban Giám đốc Trung tâm điều hành, chỉ đạo tập trung đối với khối dự phòng và khám, chữa bệnh. Hỗ trợ nhiều hơn cho y tế xã, phường về chuyên môn, trang thiết bị cần thiết”. Nhờ hoạt động đào tạo nâng cao chuyên môn thuận lợi, đã nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng chỉ số thu hút ở TTYT với từ 800-900 lượt khám ngoại trú mỗi ngày. So với thời gian trước, thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức y tế được… nhỉnh hơn.
Ông Phan Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hậu Giang, cho hay: “Năm 2016, chúng tôi triển khai sắp xếp lại hệ thống y tế tỉnh. Giai đoạn 1 đã sắp xếp mô hình TTYT tuyến huyện. Đến đầu tháng 7, tất cả các huyện, thị, thành phố trên địa bàn đều thành lập TTYT với chức năng dự phòng và khám, chữa bệnh. Về tổ chức y tế xã, 76 trạm y tế thuộc quản lý của TTYT”.
Còn tại tỉnh Bình Phước, triển khai thành lập mô hình TTYT huyện, thị xã với chức năng dự phòng và khám, chữa bệnh, đã tạo cơ hội để y tế tuyến huyện trở lại trực thuộc Sở Y tế. Ông Nguyễn Đồng Thông, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước, lý giải: “Trước đó, các cơ sở y tế này đều trực thuộc UBND huyện, thị xã do UBND tỉnh phân cấp quản lý. Việc phân cấp quản lý có thuận lợi, nhưng cũng bộc lộ không ít khó khăn, nhất là chậm trễ trong triển khai hoạt động chuyên môn, giải quyết chính sách đào tạo, do phải thông qua “nhiều cửa”, từ phòng y tế, UBND huyện, thị xã rồi mới đến cơ sở y tế”. Trong tháng 8, UBND tỉnh Bình Phước đã có quyết định thành lập TTYT huyện, thị trực thuộc Sở Y tế và Sở Y tế tỉnh này cũng đã trao quyết định cho 11 TTYT mới.
Theo Ths Nguyễn Văn Hậu, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế): “Cả nước có 15 tỉnh, thành đã báo cáo về Bộ Y tế có quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế. Trong đó, hầu hết mô hình tuyến huyện TTYT thực hiện chức năng dự phòng và điều trị”.
Những khó khăn được đề cập
BS.CKII Nguyễn Đức Phước, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, chia sẻ: “Nhân lực bệnh viện năm 2013 là 170 giường và 182 biên chế. Đến năm 2016, đã tăng lên 210 giường bệnh, mà biên chế cũng như vậy. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện phải khám, chữa bệnh cho từ 1.000-1.200 bệnh nhân. Bên cạnh đó, còn áp lực điều trị bệnh nội trú với công suất sử dụng giường bệnh luôn trên 100%. Nếu hợp đồng, nhân viên y tế rất thiệt thòi do làm việc như nhau, nhưng chính sách hưởng không bằng người trong biên chế. Nếu không thể tăng biên chế nên có giải pháp đảm bảo quyền lợi cho nhân viên y tế hợp đồng”.
Ở tỉnh Hậu Giang, khó khăn cũng không ít. Ông Phan Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế, nói thêm: “Nguồn nhân lực y tế của tỉnh thiếu do không thu hút được, dù đã có chính sách thu hút. Biên chế không đảm bảo nên tạo gánh nặng cho công tác khám chữa bệnh, bình quân cả tỉnh chỉ có 0,92 biên chế viên chức trên 1 giường bệnh, trong khi theo quy định từ 1,1-1,4 biên chế”. Cũng nói về điều này, bà Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế thành phố Cần Thơ, đề nghị: “Hiện nay, an toàn thực phẩm là vấn đề nóng, nhưng biên chế rất ít, chỉ từ 14-16 biên chế ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Người thực hiện nhiệm vụ thiếu, nhất là thành phố lớn như chúng tôi. Bộ Y tế nên can thiệp về thanh tra viên ở các chi cục, để đáp ứng được nhiệm vụ xử phạt. Y tế quận, huyện không trực tiếp xử phạt do không có thanh tra viên nên quá trình thực thi nhiệm vụ còn nhiêu khê, nên cần có cơ chế đặc thù, nếu không sẽ có vi phạm dài dài, vì cơ sở kinh doanh không… sợ”.
Riêng với tỉnh đông dân như Đồng Nai, BS.CKII Huỳnh Cao Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, cho rằng dân số đông dẫn đến tình trạng quá tải ở bệnh viện. Tỉnh còn gặp khó do biến động nguồn nhân lực, sức hút của y tế tư nhân cũng làm giảm đi nguồn lực của ngành y tế. Từ đó, tạo sự cạnh tranh trong khám, chữa bệnh và là thách thức cho hệ thống y tế công. Ông Hải mong Bộ Y tế nên thí điểm việc thành lập Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (Trung tâm CDC) để rút kinh nghiệm. Bộ Y tế cần có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành để làm cơ sở tham mưu lộ trình thực hiện dễ dàng hơn.
PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), nhận định, Hậu Giang thật sự quan tâm triển khai sáp nhập mô hình này và có sự đồng thuận từ chủ trương. Tại TTYT thị xã Ngã Bảy đã triển khai thành công việc sáp nhập, kiện toàn bộ máy, hài hòa quyền lợi giữa khối dự phòng và khám, chữa bệnh. Từ thực tế tại TTYT thị xã là điển hình để sở y tế các tỉnh, thành khác nghiên cứu, vận dụng ở địa phương mình… |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM