发布时间:2025-01-26 07:31:28 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Theệpkhóhấpthuvốnkhicònyếlịch thi đấu bđ anho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý III-2013 có 19.323 DN thành lập, đăng kí mới với số vốn đăng kí là 87.798 tỉ đồng, giảm 16,7% về số DN và 23,1% về số vốn đăng kí so với quý II-2013. Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2013, cả nước có 58.231 DN đăng kí thành lập mới với tổng vốn đăng kí 281.359 tỉ đồng, so với cùng kỳ năm 2012 thì số DN đăng kí thành lập mới tăng 10,8%, tuy nhiên, số vốn đăng kí giảm 21,6%. Trong 9 tháng đầu năm 2013, cả nước có 6.742 DN hoàn thành thủ tục giải thể DN, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2012. Số DN ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2013 là 11.299 DN.
Khả năng sinh lời thấp
Tại cuộc họp giao ban sản xuất kinh doanh tháng 9-2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 24-9, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho biết: Dù thành phố đã đẩy mạnh việc kết nối các ngân hàng thương mại và DN trên tất cả 24 quận/huyện nhưng mới chỉ có 415 DN và 600 hộ sản xuất vay 8.781 tỷ đồng. Lí do là hàng tồn kho vẫn cao, nhịp độ sản xuất của DN còn thấp. Vì thế, DN chưa có nhu cầu vay vốn ngân hàng.
Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng: Sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan đã tạo ra khó khăn nhiều mặt cho DN. Lãi ngân hàng chiếm tỉ lệ lớn, chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh, trình độ quản lí DN cũng như toàn xã hội hạn chế đã “đôn” chi phí lên cao khiến khả năng sinh lời của DN rất thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế.
Mặt khác, dù lãi suất hiện nay đã giảm nhiều so với năm trước nhưng DN vẫn không hấp thụ được vốn nếu vay được ngân hàng. Hiện nay lợi nhuận bình quân của các DN là 10% nhưng lãi suất lại ngang ngửa 10%. Điều này cho thấy các DN Việt Nam đang hoạt động không có lãi. Với các nước khác, DN có thể vay lãi suất 10% cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất vấn đề gì bởi vì vốn vay từ ngân hàng chỉ là khoản vay bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, ở Việt Nam, hầu hết vốn để phục vụ hoạt động của DN Việt Nam đều vay của ngân hàng. Cho nên DN khó có thể trụ được với lãi suất này. “Lãi suất 10% so với tỉ lệ lạm phát là hợp lí nhưng với DN là không hợp lí. Bởi vì DN không làm gì ra có lãi như vậy” - ông Kiêm nói.
Cũng trăn trở với những khó khăn của DN, GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (Đại học Kinh tế Quốc dân) tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa các DN.
GS.TS Nguyễn Kế Tuấn chia sẻ: Việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng đã được khẳng định trong xây dựng văn bản pháp luật, trong đổi mới quản lí nhà nước, trong ổn định kinh tế vĩ mô. Thế nhưng trên thực tế chúng ta vẫn chưa thật chú trọng tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DN tư nhân và DN Nhà nước. Các chủ trương, các văn bản pháp quy không thể hiện sự phân biệt đối xử, sự bất bình đẳng giữa hai khối DN này. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, trong thực tế, sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử đã tồn tại rất nhiều năm nay, những năm qua tình trạng này vẫn chưa có nhiều chuyển biến, sự ưu ái vẫn dành cho các DN Nhà nước.
Cần một môi trường bình đẳng
Báo cáo về tình hình kinh tế 9 tháng, các số liệu thống kê, các chỉ số chính đều có mức tăng cao hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước. Một số ý kiến nhận định rằng những lo ngại về tổng cầu yếu đã tạm vơi và những chính sách hỗ trợ tổng cầu đã bước đầu có kết quả, DN phần nào hồi phục. Nhưng khi đánh giá các số liệu này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu lưu ý: Không nên quá lạc quan trước những con số báo cáo. Sự cải thiện là rất nhỏ và tình hình của nền kinh tế vẫn còn “mong manh”.
Theo TS Cao Sĩ Kiêm, để tiếp sức cho DN, trước hết phải giải quyết vấn đề sức mua thấp bằng cả biện pháp trực tiếp và gián tiếp. Hai là cố gắng giảm những chi phí cho DN xuống. Ba là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, có sự công khai minh bạch để DN chớp thời cơ, vượt qua khó khăn. Ông Kiêm cho rằng, tất cả các biện pháp đó cùng được đưa vào áp dụng thì mới có tác dụng, nếu không, việc đưa vốn vào cơ thể yếu kém cùng những vấn đề “mắc mớ” chưa giải quyết được thì nợ quá hạn càng tăng lên, càng kéo DN đi xuống.
Trong Bản tin kinh tế vĩ mô số 9 vừa phát hành, nhóm tác giả của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: Trong bối cảnh suy giảm thu nhập thực tế của người dân chưa có chiều hướng được cải thiện dẫn đến cầu tiêu dùng tăng trưởng thấp nhất trong những năm gần đây thì việc DN trong nước chủ động tự tháo gỡ khó khăn được cho là giải pháp tình thế hữu hiệu nhằm giúp giải phóng nhanh hơn lượng hàng tồn kho và tăng khả năng quay vòng vốn nhanh phục vụ tái sản xuất. Chẳng hạn DN có thể đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa thông qua hình thức điều chỉnh thu hẹp quy mô sản xuất cũng như tăng cường xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa về khu vực nông thôn hay đẩy mạnh khuyến mại hạ giá sản phẩm để cắt lỗ.
Lương Bằng
相关文章
随便看看