【tỷ số giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ】Sở Thông tin và Truyền thông đóng góp tích cực vào công tác chuyển đổi số
Trao đổi với ông Tạ Quang Phương,ởThôngtinvàTruyềnthôngđónggóptíchcựcvàocôngtácchuyểnđổisốtỷ số giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông được biết: Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2023, tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả mang tính bứt phá về xếp hạng các chỉ số đánh giá hoạt động của Chính quyền, cụ thể: Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 11/63 tỉnh/thành phố, tăng 6 bậc so với năm 2022; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tăng 6 bậc so với năm 2022, đặc biệt là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023, tỉnh Ninh Bình xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố, tăng 25 bậc so với năm 2022.
Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực vượt bậc trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, trong đó có đóng góp không nhỏ của Sở Thông tin và Truyền thông, với vai trò là cơ quan chuyên trách về chuyển đổi số và Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.
Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu với UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh ban hành các văn bản triển khai thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và các Bộ, ngành Trung ương về việc thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai đảm bảo các văn bản chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
Sở đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kịp thời, nghiêm túc, hiệu quả chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả, tiến độ triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số qua hệ thống thông tin, báo cáo của tỉnh và theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành mục tiêu thí điểm chuyển đổi số cấp sở, ngành, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, triển khai thử nghiệm ứng dụng Công dân số tỉnh Ninh Bình trên địa bàn các huyện, thành phố. Thông qua triển khai thử nghiệm để xác định cụ thể phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ phục vụ thiết lập, hình thành một kênh tương tác chính thống giữa các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình với người dân, doanh nghiệp trên môi trường số.
Công tác tuyên truyền về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số, kết quả triển khai Đề án số 06 của tỉnh được Sở đẩy mạnh bằng nhiều hình thức. Sở đã thiết lập và duy trì tài khoản Zalo OA "Chuyển đổi số Ninh Bình" thu hút được nhiều lượt người tham gia, tương tác qua đó giúp người dân nắm bắt, cập nhật kịp thời các chủ trương, định hướng, thông tin về các hoạt động chuyển đổi số quốc gia, các bộ, ngành và của tỉnh.
Chủ trì triển khai tổ chức thành công Cuộc thi "Trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số trên mạng Internet" năm 2023, thu hút 41.202 lượt người tham gia dự thi. Năm 2024, tiếp tục phát động và tổ chức Cuộc thi "Trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về kỹ năng số và ứng dụng định danh điện tử trên nền tảng trình duyệt Cốc cốc". Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện toàn diện, hiệu quả các nội dung của hoạt động chuyển đổi số, từ phát triển nhân lực số cho đến hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, an toàn mạng, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, tại các cơ quan, đơn vị, địa phương có khoảng 300 cán bộ chuyên trách/ kiêm nhiệm làm về CNTT, quản trị mạng và chuyển đổi số (mỗi đơn vị, địa phương có ít nhất 1 cán bộ) có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Tại các thôn, bản, khu phố có 8.424 thành viên với 1.675 Tổ công nghệ số cộng đồng. Nhân lực quản trị và vận hành hạ tầng, hệ thống thông tin, Trung tâm dữ liệu của tỉnh có trình độ từ đại học trở lên; một số cán bộ, công chức, viên chức đã có các chứng chỉ quốc tế CCNA.
Ninh Bình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh tại Bộ phận một cửa các cấp từ ngày 1/6/2023 phục vụ việc tiếp nhận và giải quyết TTHC. Hiện tại Hệ thống đã cấp được gần 12.000 tài khoản cho người dân, doanh nghiệp để sử dụng, khai thác Kho dữ liệu. An toàn, an ninh mạng được đảm bảo theo mô hình 4 lớp và hoàn thành kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia. Đảm bảo an toàn thông tin phục vụ kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo chuẩn của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đến hết năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc triển khai, đưa vào khai thác, sử dụng; tổ chức quản lý, vận hành đảm bảo ổn định, an toàn, hiệu quả các nền tảng số (Hệ thống thông tin) dùng chung quy mô cấp tỉnh phục vụ xây dựng, phát triển Chính quyền số như: Hệ thống thông tin Quản lý văn bản và Điều hành; Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh; Hệ thống hội nghị trực tuyến; Hệ thống thư công vụ điện tử; Hệ thống xác thực tập trung (SSO); Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS); Nền tảng giám sát điều hành an toàn thông tin mạng (SOC); Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đáp ứng chuẩn giao thức dải địa chỉ IPv6, an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3, được triển khai và duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả cho 172 cơ quan, đơn vị từ tỉnh tới cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống đã cập nhật đầy đủ danh mục, công khai quy trình giải quyết TTHC của tỉnh, thực hiện đồng bộ, kết nối và đồng bộ trạng thái hồ sơ TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện kết nối với 19 cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành của các Bộ, ngành; kết nối với hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
Trong năm 2023, Chỉ số thành phần Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Ninh Bình do Sở Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì phụ trách đã đạt 11,29/13,5 điểm (đạt 83,63%), là một trong 4 lĩnh vực tăng thứ hạng so với năm 2022, tăng 9,11% và 6 bậc so với năm 2022. Qua đó góp phần quan trọng vào kết quả đánh giá xếp hạng Chỉ số CCHC của tỉnh, tăng 6 bậc so với năm 2022. Ninh Bình luôn nằm trong tốp đầu các tỉnh, thành phố về chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, ký số gửi nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản Quốc gia…
Theo Bùi Diệu (Báo Ninh Bình)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Fighting wastefulness: a national imperative
- Quyết liệt xử lý vi phạm giao thông
- Ngăn chặn một thanh niên “ngáo đá” hủy hoại tài sản
- Khúc cua nguy hiểm trên đường ĐT 756
- Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1
- Bình Phước: Xe tải va chạm xe máy, bé trai 8 tuổi tử vong
- Bù Đăng: Phát hiện người đàn ông tử vong ven đường
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Triệt phá tụ điểm đánh bạc dưới hình thức chơi “bầu cua”
- Bắt quả tang 2 đối tượng mua bán pháo nổ trái phép
- Bình Phước: Án mạng do mâu thuẫn khi nhậu
- Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- Bình Phước: Điều tra vụ nam thanh niên tử vong nghi do điện giật
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Đồng Xoài: Chủ động đấu tranh, tấn công trấn áp các loại tội phạm
- Đề nghị xử lý xe chở quá tải trên đường Trần Hưng Đạo
- Quyết định đình nã
- Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
- Bình Phước tha tù trước thời hạn có điều kiện cho 2 phạm nhân