【kết quả trận brighton】Sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ quốc gia trong mùa mưa bão
Chủ động, sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ quốc gia trong mọi tình huống đột xuất, cấp bách. Ảnh: TL |
Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tài sản dự trữ quốc gia
Mùa mưa bão năm 2023, có những dự báo diễn biến bất thường của thời tiết. Với phương châm phòng ngừa là chính, để có phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản, hàng hóa, kho tàng của ngành, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đã chỉ đạo các cục DTNN khu vực rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão; xây dựng kịch bản, phương án phòng, chống mưa bão.
Đại diện Tổng cục DTNN cho biết, đơn vị phải thường xuyên theo dõi thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia để chủ động có phương án, biện pháp phòng ngừa, ứng phó. Việc đảm bảo an toàn cho tài sản, hàng dự trữ quốc gia (DTQG) là một trong những nhiệm vụ ngành DTNN đặc biệt chú trọng, quan tâm. Ngay sau khi nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới, bão lũ, Tổng cục DTNN sẽ chỉ đạo cụ thể, phù hợp với các tình huống cho các cục DTNN khu vực.
Tổng cục DTNN yêu cầu các cục khu vực triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trước mua mưa lũ như: Các đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ khi có bão lũ; kiểm tra kho, hàng DTQG; triển khai các biện pháp phòng, chống để đảm bảo an toàn về người, tài sản và hàng dự trữ; đồng thời có phương án chủ động, phối hợp với chính quyền địa phương nơi có kho, hàng DTQG, trụ sở cơ quan DTNN để sẵn sàng ứng phó, khắc phục, xử lý, giải quyết kịp thời mọi tình huống xảy ra tại đơn vị.
Đối với các cục DTNN khu vực đang thực hiện nhập, xuất hàng DTQG, cục trưởng cục DTNN khu vực chủ động có kế hoạch triển khai thực hiện nhập, xuất hàng đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản và chất lượng hàng DTQG.
Xuất cấp kịp thời hỗ trợ người dân
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ bảo quản an toàn tài sản, hàng hóa dự trữ, ngành Dự trữ còn có trách nhiệm phải xuất cấp hàng DTQG kịp thời để hỗ trợ, cứu trợ cho nhân dân trong các tình huống đột xuất, cấp bách.
Khi thiên tai, bão lũ xảy ra cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác xuất cấp. Ngay từ đầu năm, các đơn vị thuộc Tổng cục DTNN rà soát, chuẩn bị các phương án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về nhập kho các mặt hàng DTQG để đảm bảo nguồn lương thực, hàng hóa, vật tư DTQG, sẵn sàng xuất cấp, hỗ trợ người dân tại các địa phương trong các tình huống khẩn cấp, do thiên tai gây ra.
Xuất cấp các mặt hàng trị giá 896 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2023, Tổng cục DTNN đã xuất cấp các mặt hàng với tổng giá trị khoảng 896 tỷ đồng, gồm 62.393 tấn gạo, trị giá khoảng 748 tỷ đồng và các mặt hàng vật tư, thiết bị giá trị khoảng 148 tỷ đồng. Xuất cấp kịp thời vật tư, thiết bị gồm: 30 bộ xuồng; 1.220 bộ nhà bạt cứu sinh các loại; 159.730 chiếc phao cứu sinh các loại; 147 bộ thiết bị chữa cháy đồng bộ; 43 bộ máy phát điện các loại; 23 bộ thiết bị khoan cắt; 10 bộ thiết bị tìm kiếm nạn nhân bằng hình ảnh và âm thanh. |
Để đảm bảo hàng DTQG đến tay người dân sớm nhất, Tổng cục DTNN cũng yêu cầu các cục khu vực rà soát trang thiết bị, lương thực bảo quản trong kho dự trữ, chuẩn bị sẵn sàng phương án xuất kho, vận chuyển, giao hàng kịp thời cho các địa phương hỗ trợ ứng cứu nhân dân vùng lũ.
Tổng cục DTNN đã chỉ đạo, quán triệt các cục khu vực chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện vận chuyển, hàng DTQG để xuất cấp ngay khi có quyết định của UBND các tỉnh; bảo đảm kịp thời, theo đúng kế hoạch phân bổ, tiếp nhận của các địa phương.
Đồng thời, tổng cục yêu cầu các đơn vị khu vực tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát, quản lý và phân bổ, tiếp nhận sử dụng hàng DTQG đã được trang cấp, hỗ trợ đúng quy định. Các cục DTNN khu vực phối hợp với các sở, ngành của địa phương kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng hàng DTQG đã được xuất cấp bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng hàng DTQG đúng mục đích, đúng đối tượng được hỗ trợ theo quy định về quản lý sử dụng hàng DTQG.
Để triển khai hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Tổng cục DTNN phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn rà soát nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương, để xuất cấp trang thiết bị, vật tư đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ phục vụ phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tổng cục DTNN cũng đã ban hành Quyết định số 71/QĐ-TCDT giao các cục DTNN thực hiện xuất cấp vật tư, thiết bị từ nguồn DTQG cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo đủ số lượng, chất lượng theo quy định.
Đồng thời, tổng cục yêu cầu cục trưởng các cục DTNN chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đơn vị được Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giao nhiệm vụ tiếp nhận để thực hiện việc xuất cấp theo đúng quy định. Với tinh thần triển khai quyết liệt, đến ngày 20/4/2023, việc xuất cấp các mặt hàng vật tư, thiết bị từ nguồn DTQG cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (theo Quyết định số 1566/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã được ngành DTNN hoàn thành trước thời hạn.
Với sự chuẩn bị chu đáo và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công chức ngành Dự trữ trong công tác phòng ngừa, ứng phó trước, trong và sau mỗi đợt mưa bão, tài sản, hàng DTQG luôn được bảo đảm an toàn tuyệt đối, sẵn sàng xuất cấp hỗ trợ người dân vùng gặp thiên tai, bão lũ.
Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75 - 80 ngày nhập ròng, phấn đấu đạt 90 ngày nhập ròng; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khí nguyên liệu cho các ngành năng lượng và công nghiệp. Cụ thể, đối với hạ tầng dự trữ xăng dầu, phấn đấu hạ tầng dự trữ sản xuất: Đảm bảo hạ tầng dự trữ dầu thô, nguyên liệu và sản phẩm theo thiết kế các nhà máy sản xuất và chế biến xăng dầu hoạt động ổn định, đáp ứng tối thiểu 20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030, đến 25 ngày nhập ròng giai đoạn sau năm 2030. Hạ tầng dự trữ thương mại: Đảm bảo hạ tầng dự trữ thương mại ổn định nhu cầu thị trường trong nước với sức chứa tăng thêm từ 2.500.000- 3.500.000 m3 trong giai đoạn 2021 -2030, đạt sức chứa tới 10.500.000 m3 giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng 30 - 35 ngày nhập ròng. Hạ tầng dự trữ quốc gia: Đảm bảo hạ tầng phục vụ dự trữ quốc gia với sức chứa từ 500.000 - 1.000.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 1.000.000 - 2.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 15-20 ngày nhập ròng trong giai đoạn 2021 - 2030; đảm bảo sức chứa từ 500.000 - 800.000 m3 sản phẩm xăng dầu và 2.000.000 - 3.000.000 tấn dầu thô, đáp ứng 25 - 30 ngày nhập ròng trong giai đoạn sau năm 2030./. |