当前位置:首页 > La liga

【ket qua bong da truc tuyen 7m】Hàng nghìn người tham gia rước kiệu Đức Thánh Tổ

Lễ hội đền thờ Đức Thánh Tổ có từ lâu đời do cộng đồng làng nghề đúc kim loại Tống Xá sáng tạo,àngnghìnngườithamgiarướckiệuĐứcThánhTổket qua bong da truc tuyen 7m thực hành, được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đây là dịp để dân làng thể hiện sự tri ân, lòng tự hào về một nhân vật lịch sử, một danh nhân đã có những đóng góp quan trọng đối với quốc gia Đại Việt thời Lý, đặc biệt là công lao truyền nghề đúc kim loại cho địa phương.

W-z5266707309526-7b93bfa9f2a65e11f108fef8f368a7a1-1.jpg
Nghi lễ rước kiệu Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không trong khuôn khổ lễ hội được di chuyển từ đền thờ đến miếu Đằng Đương và ngược lại

Vì thế thiền sư Nguyễn Minh Không còn được dân làng tôn là Thánh Tổ, có vai trò quan trọng bảo trợ cuộc sống tinh thần của dân làng, trong đó có nghề đúc truyền thống.

W-z5266732468742-0a0474dbe80f950935c8d5b78b8c2ba0-1.jpg

Lễ hội đền thờ Đức Thánh Tổ được diễn ra trong các ngày 10, 11, 12 tháng 2 Âm lịch, với các nghi lễ tiêu biểu như: Lễ mộc dục, Lễ rước kiệu Đức Thánh Tổ, Thực hành tế nam quan và tế nữ quan.

W-z5266715817799-cc9f7dc1a4bc8dab067fc237f78d3d96-1.jpg
Nghi lễ rước ngoài kiệu Đức Thánh Tổ, kiệu Thành hoàng còn có các đội múa lân, đoàn phật tử, đội rước bát bửu

Lễ hội đền thờ Đức Thánh Tổ diễn ra nhiều hoạt động hội, thu hút đông đảo cộng đồng địa phương và du khách đến xem, cổ vũ như: biểu diễn các tích chèo về lịch sử lập làng và nghề đúc, vật cầu bùn, leo cột mỡ, cờ tướng...

W-z5266716840898-43b18c4121646f2851a91edc9b12ad85-1.jpg
Đội tế nam quan và nữ quan cùng các cụ ông, cụ bà trong đội dưỡng sinh và nhân dân, du khách thập phương.
W-z5266719173871-6592b0f47531cb035e7407b60c5dd04f-1.jpg
Trên đường đi, đông đảo du khách có mặt theo dõi nghĩ lễ rước kiệu.
W-z5266720431697-f6e07643eb63be4796b87cd9e23b1408-1.jpg
Vật liệu làm khuôn đúc kim loại lễ tố nghề được các cao niên đưa lên kiệu.
W-z5266724135854-fb12b27d905fe3ad76acd74a1cb5ca79-1.jpg
Đoàn rước lễ kéo dài cả cây số di chuyển về đền Đức Thánh Tổ.
W-z5266729570471-36691b136a432c4fce8ed42593b6c8eb-1.jpg
W-z5266729566945-1f280c4e57b1cb94250576de7a173848-1.jpg
Khi đoàn rước về tới sân đền, ban tổ chức làm lễ rước lửa thiêng trong đền thắp lên đài đuốc khai mạc lễ hội.
W-z5266731825114-43ad918cffd6129ef4125645a03747dc-1.jpg
Sau chương trình khai mạc, các vị đại biểu, du khách và nhân dân tổ chức vào dâng hương.

Đền thờ Đức Thánh Tổ là nơi thờ thiền sư Nguyễn Minh Không - vị Quốc sư Thời Lý có nhiều công lao đóng góp cho đất nước và nhân dân. Một lần trên đường đi du ngoạn, vào ngày 12 tháng Hai, Nguyễn Minh Không qua xã Tống Xá có ghé thăm ngôi chùa của làng. Sau khi xem xét, thiền sư phát hiện ở đây có một vùng đất ước vài ba mẫu, dùng để làm khuôn rất tốt, nằm ở xứ đồng Cầu Hố.

Thiền sư Nguyễn Minh Không quyết định truyền nghề đúc cho dân địa phương, đồng thời cho tu sửa lại ngôi chùa của làng đã bị hư hỏng, rồi đặt tên làng là Cổ Liêu. Thời gian ngài dừng tại Tống Xá không lâu (7 tháng) nhưng dân địa phương đã nhanh chóng nắm được tinh hoa của nghề nghiệp. 

Các dòng họ học được nghề đúc không những truyền cho con cháu mà còn cải tiến nâng lên thành một nghề hoàn chỉnh, từ đó duy trì phát triển đến ngày nay. Nhớ công ơn người đã truyền nghề cho dân làng, nhân dân Tống Xá lập đền thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không để tri ân vị tổ nghề tại bên phải đền thờ ông Tống Phúc Thành - người có công mở đất lập làng.

Lễ hội đền thờ Đức Thánh Tổ là lễ hội truyền thống, với quy mô lớn, có vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của cộng đồng, đã trở thành tài sản chung, được cộng đồng sáng tạo, thực hành và trao truyền qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn duy trì và phát triển, trở thành di sản văn hóa đặc trưng tiêu biểu của cộng đồng dân cư làng Tống Xá, xã Yên Xá nói riêng và của tỉnh Nam Định nói chung. Hiện nay, những người đại diện cộng đồng trực tiếp thực hành lễ hội lên tới hàng trăm người và số người tham dự mỗi kỳ lên tới hàng vạn.

Từ những giá trị về lịch sử, văn hoá và vai trò của của lễ hội đối với cộng đồng, Lễ hội đền thờ Đức Thánh Tổ đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số: 4066/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng địa phương và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc.

分享到: