Bộ Công Thương nêu ngày 20/3,ộtdoanhnghiệpViệtnghibịlừamayvẫnđòilạiđượchơntỷđồkết quả atlanta Bộ này nhận được đề nghị của một doanh nghiệpViệt Nam hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ một đối tác tại UAE. Doanh nghiệp cho biết 2 tháng đầu năm ký 3 hợp đồng mua hàng với đối tác UAE. Tổng lượng mua là 1.000 tấn nhựa PET, giá trị theo hợp đồng là 665.500 USD, giao hàng tại Hải Phòng theo hình thức CFR (người bán giao hàng lên tàu và trả các chi phí vận chuyển, người mua phải tự lo bảo hiểmhàng hóa). Đến ngày 13/3, doanh nghiệp Việt Nam đã thanh toán cho đối tác 526.257 USD (khoảng 13,4 tỷ đồng). Sau khi nhận đặt cọc, đối tác UAE giao 25 container hàng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi mở tờ khai và nhập hàng vào kho, doanh nghiệp Việt Nam phát hiện trọng lượng hàng thực tế trong mỗi container chỉ bằng 15-20% so với hóa đơn chứng từ. Sau khi trao đổi để cùng giải quyết sự cố nhưng không nhận được phản hồi tích cực, doanh nghiệp Việt Nam liên hệ với Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại UAE đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc. Đến ngày 11/4, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận lại đủ số tiền tạm ứng cho đối tác UAE và giúp công ty tránh được thiệt hại 526.257 USD. Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp nên phối hợp với một đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ đến các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện ngoại giao/thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để được hỗ trợ kịp thời. Trước đó, một vụ việc khác cũng xảy ra tại UAE khi các doanh nghiệp Việt Nam ký với khách hàng mua bán theo hình thức nhờ thu hộ D/P. Với phương thức này, người nhập khẩu phải thanh toán cho ngân hàng do người xuất khẩu ủy quyền thì mới nhận được bộ chứng từ hàng hóa để có thể làm thủ tục nhận hàng. Các ngân hàng Việt Nam dùng dịch vụ DHL chuyển phát bộ chứng từ gốc tới ngân hàng Ajman Bank và nhân viên ngân hàng Ajman Bank đã xác nhận ký nhận thành công 5 bộ chứng từ. Tuy nhiên, sau đó không rõ vì lý do gì các bộ chứng từ gốc không còn lưu tại ngân hàng Ajman nên các ngân hàng Việt Nam đã liên tục yêu cầu ngân hàng Ajman thanh toán. Nhận thấy sự trì hoãn, chây ì từ phía cả ngân hàng và người mua nên các công ty xuất khẩu đã kiểm tra trên hệ thống hãng tàu thì phát hiện cả 4 container hàng đều biến mất khỏi cảng. Khi phát hiện vụ việc hàng đã được lấy ra khỏi cảng, người mua không liên hệ được và nay công ty cũng đã đóng cửa trụ sở đăng ký. Vì vậy, các công ty yêu cầu ngân hàng Việt Nam điện đòi ngân hàng Ajman trả lại bộ chứng từ gốc và liên tục có điện truy vấn, kể cả qua các hình thức khác là email và điện thoại trực tiếp. Sau gần 3 tháng, với sự phối hợp, hợp tác giữa các bên, ngân hàng Ajman Bank đã hoàn lại tiền cho các doanh nghiệp, với tổng số tiền 354.990,42 USD (khoảng 8,3 tỷ đồng) cho 4 lô hàng, trên tổng giá trị 355.232 USD. |