Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam tham gia Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 32 | |
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan khu vực châu Á Thái Bình Dương của WCO lần thứ 24 |
8 kết quả nổi bật của Hải quan ASEAN
Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đoạn 2021-2025,ảiquanViệtNamđảmnhậnchứcChủtịchHộinghịTổngcụctrưởngHảiquanASEANlầnthứsoi kèo cameroon các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đánh giá cao các kết quả đã đạt được của Hải quan các nước thành viên.
Cụ thể:
Thứ nhất,các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN hoan nghênh việc tất cả các nước thành viên việc hoàn thành triển khai Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) 2022 theo lộ trình cam kết.
Thứ hai,các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN đánh giá cao tất cả các nước đã triển khai đầy đủ Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AEO) tại các quốc gia và vui mừng khi 9 thành viên gồm: Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên trong ASEAN (AAMRA). Cuộc họp kêu gọi các nước còn lại hoàn thành việc ký kết trong đầu năm 2023 và đề nghị các nước sẵn sàng thực hiện thí điểm AAMRA trong năm 2023.
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 32 được tổ chức từ ngày 6 đến 8/6/2023 tại Pattaya, Thái Lan. Ảnh: Việt Nga |
Thứ ba, các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thông qua Báo cáo Khả thi về thực hiện thủ tục hải quan đơn giản hóa đối với các Lô hàng Giá trị thấp (LVS) và nội dung chính của Báo cáo đã được chia sẻ với Hội đồng kinh doanh hỗn hợp (JBC). Với mục tiêu thống nhất thực hiện trong khu vực, các nước thành viên cần chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất của mình trong việc triển khai thủ tục với LVS và cố gắng tạo thuận lợi hơn hoặc đơn giản hóa thủ tục hải quan cho các LVS vận chuyển qua đường hàng không.
Thứ tư,các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thông qua “Hướng dẫn hợp tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế”, nhằm đưa ra các nguyên tắc chung và toàn diện cho sự phối hợp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế.
Thứ năm,các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thông qua “Khung Liêm chính Hải quan ASEAN”, tài liệu hướng dẫn tham khảo cho các cơ quan Hải quan ASEAN để thiết kế các chương trình nhằm thúc đẩy tính minh bạch và bảo vệ sự liêm chính của các công chức hải quan, và “Hướng dẫn Quy trình Tuyển chọn Chuyên gia Hải quan Khu vực ASEAN ” nhằm nâng cao năng lực của các công chức hải quan và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN (AMS) trong việc đào tạo.
Thứ sáu,các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN hoan nghênh việc vận hành chính thức việc trao đổi Dữ liệu tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) giữa 9 nước là Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và mong muốn CHDCND Lào sẽ tham gia vận hành chính thức trong năm 2023. Hội nghị cũng đánh giá cao việc trao đổi chính thức Chứng nhận kiểm dịch điện tử (e-Phyto) giữa Indonesia và Thái Lan và khuyến khích các nước khác tăng cường nỗ lực để sớm tham gia hoạt động trực tiếp.
Thứ bảy,các phiên tham vấn với Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) được thực hiện nhằm trao đổi kinh nghiệm và thông lệ tốt nhất về các vấn đề liên quan đến hải quan, gồm các nội dung liên quan đến DN ưu tiên, tạo thuận lợi thương mại, hợp tác hải quan về các vấn đề thực thi và trong lĩnh vực chống buôn lậu, số hóa thủ tục hải quan, hải quan xanh, tự động hóa hải quan, thương mại điện tử xuyên biên giới, LVS, quản lý rác thải nhựa và tính bền vững.
Thứ tám,các Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN thực hiện các phiên tham vấn với đại diện khu vực tư nhân từ Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN và ghi nhận các vấn đề và đề xuất của khu vực tư nhân với tinh thần sẽ cải thiện dòng chảy thương mại và tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Hải quan Việt Nam thắt chặt mối quan hệ hợp tác
Bên lề hội nghị, Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn đã có các buổi làm việc song phương với Tổng cục trưởng Hải quan các nước Thái Lan, Campuchia và Nhật Bản nhằm thắt chặt các mối quan hệ hợp tác cũng như trao đổi để thống nhất những vấn đề cần quan tâm cũng như biện pháp triển khai hiệu quả.
Theo đó, với Hải quan Thái Lan,trên tinh thần hợp tác và cùng thực hiện những mục tiêu chiến lược về hợp tác hải quan, hải quan hai nước khẳng định sẽ tiếp tục tích cực triển khai các chương trình và sáng kiến của khu vực như “Chiến dịch Con Rồng Mê Kông” và Chương trình Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về DN ưu tiên của ASEAN cũng như những chương trình hợp tác khác trong khuôn khổ hợp tác hải quan ASEAN.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn làm làm việc song phương với Tổng cục trưởng Hải quan Thái Lan. Ảnh: Việt Nga |
Trong bối cảnh thương mại thay đổi sau đại dịch, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng phức tạp, hai bên thống nhất tích cực hợp tác nhằm tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp và đấu tranh, ngăn chặn các hành vi buôn lậu hàng cấm, đặc biệt là ma túy. Kết thúc buổi làm việc, hai Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam – Thái Lan đã ký biên bản làm việc để thống nhất các nội dung cần triển khai trong thời gian tới.
Cụ thể gồm:
* Tăng cường thúc đẩy hợp tác trong hoạt động trao đổi thông tin về các vấn đề cùng quan tâm đặc biệt trong hợp tác phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
* Thiết lập các đầu mối trao đổi giữa hai cơ quan Hải quan nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin.
* Tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau và tích cực tham gia các Dự án, Chiến dịch kiểm soát khu vực và liên khu vực trong phòng, chống ma túy và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
Ngoài buổi làm việc giữa hai Tổng cục trưởng, đoàn Hải quan Việt Nam đã có các buổi làm việc với đơn vị kiểm soát và trung tâm thông tin tình báo của Hải quan Thái Lan nhằm đánh giá các hoạt động trao đổi thông tin và phối hợp kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Được biết, trong 3 năm qua, hai bên đã thực hiện 23 lượt trao đổi thông tin trong đó 12 lượt yêu cầu xác minh hỗ trợ lẫn nhau và 9 lượt phản hồi theo yêu cầu, 2 thông tin nghiệp vụ được chia sẻ và xử lý nghiệp vụ. Hơn 90% các yêu cầu hỗ trợ xác minh xuất phát từ nhu cầu của Hải quan Việt Nam.
Hai bên cũng thảo luận thống nhất các định hướng trọng tâm trong hợp tác kiểm soát trong thời gian tới. Theo đó, hai bên sẽ tăng cường thúc đẩy hợp tác trong hoạt động trao đổi thông tin về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trong chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trong đó tập trung trong hợp tác phòng chống ma tuý, các loại hàng cấm và hàng hoá trọng điểm. Hai bên thiết lập đầu mối trao đổi chia sẻ thông tin trên cơ chế hợp tác song phương và tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau trong các chiến dịch kiểm soát khu vực bao gồm chiến dịch Con Rồng Mê Kông 5 do Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc đồng sáng kiến. Trên cơ sở Hiệp định Hải quan ASEAN, hai bên thống nhất xây dựng và tiếp tục thảo luận triển khai Kế hoạch phối hợp điều tra trong tương lai.
Đoàn Hải quan Việt Nam cũng có buổi làm việc với Uỷ ban Kiểm soát ma túy quốc gia Thái Lan. Tại các buổi làm việc đoàn công tác đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng trong hợp tác đấu tranh phòng chống ma tuý trước những diễn biến của các đường dây tội phạm ma tuý xuyên quốc gia ngày càng phức tạp và cùng thống nhất xác lập các đầu mối trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác trao đổi thông tin trong thời gian tới.
Đối với Hải quan Campuchia, trong xu hướng và bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay, để thực hiện được mục tiêu chung là đảm bảo dòng chảy thương mại hợp pháp trên cơ sở thực hiện các biện pháp quản lý hải quan hiện đại, hiệu quả, Hải quan Việt Nam - Campuchia nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn làm làm việc song phương với Tổng cục trưởng Hải quan Campuchia. Ảnh: Việt Nga |
Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN tập trung vào các vấn đề sau: Tiếp tục phối hợp tích cực triển khai các thỏa thuận, sáng kiến chung, trong đó có hệ thống quá cảnh ACTS; tập trung triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau về lĩnh vực hải quan đã ký năm 2019; cùng nhau hướng tới biện pháp quản lý hải quan hiện đại như hải quan số, biên giới thông minh, hải quan xanh như khuyến nghị của WCO; hợp tác trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và ngăn chặn vi phạm pháp luật hải quan thông qua các hình thức hợp tác kiểm soát, trao đổi thông tin kịp thời; tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại trong đó có hàng quá cảnh với nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho dòng chảy thương mại hợp pháp và áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp và hiệu quả.
Đối với Hải quan Nhật Bản,trong bối cảnh yêu cầu hiện đai hóa hải quan theo xu hướng chuyển đổi số như hải quan thông minh, biên giới thông minh, Hải quan Việt Nam – Nhật Bản cần tiếp tục hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất để đạt được mục tiêu chung. Ngoài những yêu cầu về tạo thuận lợi thương mại, cả hai cơ quan Hải quan đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Theo đó, hai bên nhất trí tập trung ủng hộ lẫn nhau trong việc thực hiện các nội dung: Phòng chống buôn lậu, trong đó có phòng chống buôn bán trái phép ma túy, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; thúc đẩy và tăng cường hiệu quả việc trao đổi thông tin tình báo của khu vực, giúp đảm bảo an ninh, an toàn chuỗi cung ứng khu vực. Đồng thời, tăng cường năng lực cho cán bộ Hải quan về những lĩnh vực: Quyền sở hữu trí tuệ và trao đổi thông tin tình báo về chống buôn lậu.