【soi keo romania】Linh hoạt thành lập tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp

时间:2025-01-11 23:53:37 来源:88Point

>> Cầu nối nông dân với Đảng và “3 nhà”
>> Nâng chất dạy nghề và giải quyết việc làm
>> Kiên quyết khắc phục “hành chính hóa” trong hoạt động hội

BP - “Tham gia hợp tác xã (HTX) chúng tôi không còn “tự bơi” như trước vì khi nông dân liên kết trồng cây ăn trái theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt sẽ tạo ra thương hiệu,ạtthagravenhlậptổhợptaacutecchihộinghềnghiệsoi keo romania hướng tới mục tiêu mang trái cây sạch, đảm bảo an toàn đến người tiêu dùng” - ông Nguyễn Phương Hoàng, thành viên HTX trồng nhãn ấp Thanh An, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long cho biết. 

Nhằm xây dựng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, thời gian qua, Hội Nông dân thị xã Bình Long đã có nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, khuyến khích nông dân chủ động liên kết thành lập các tổ hợp tác, HTX, chi, tổ hội nghề nghiệp, hiệu quả hoạt động ngày càng rõ nét, khẳng định vai trò “bà đỡ” trong phát triển kinh tế.

Nông dân liên kết với nông dân

Cuốn sổ nhật ký ghi chép cẩn thận ngày tháng phun thuốc, bón phân, liều lượng, thời gian sử dụng... cho 3 ha bưởi da xanh trồng xen trong vườn nhãn tiêu da bò giúp ông Nguyễn Văn Xứng ở tổ 7, ấp Thanh An, xã Thanh Lương theo dõi quá trình cách ly để thu hoạch các loại trái cây trong vườn đúng quy trình. “Trước đây tôi làm nông nghiệp chủ yếu theo kinh nghiệm chứ không theo bất kỳ quy trình nào. Từ khi là thành viên HTX thương mại, dịch vụ Bình Long, năm 2016 tôi bắt đầu thay đổi thói quen chăm sóc vườn cây, đồng thời chuyển hẳn qua dùng thuốc sinh học, bón phân hữu cơ để cải tạo đất và tạo ra trái cây sạch trước nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Ở đây hộ nào cũng vậy, không dùng thuốc hóa học mất kiểm soát như trước vì một hộ làm khác là bị đánh bật ra ngoài HTX” - ông Xứng nói.

Trồng bưởi da xanh xen trong vườn nhãn tiêu da bò giúp gia đình ông Nguyễn Phương Hoàng ở ấp Thanh An, xã Thanh Lương (Bình Long) thu hơn 500 triệu đồng/năm

Vụ nhãn năm nay, gia đình ông Nguyễn Phương Hoàng ở ấp Thanh An có 2 ha cho thu hoạch sớm. Ông Hoàng cho biết, năm được mùa bình quân mỗi héc ta cho thu khoảng 12-15 tấn trái. Năm nay, ông chỉ sử dụng phân dê và phân bò hoai mục bón nên vườn nhãn cho năng suất rất cao, ước tính mỗi cây cho từ 150-200kg trái. Với 2 ha ông thu gần 40 tấn trái, giá bình quân từ 10-15 ngàn đồng/kg. Giữa các hàng nhãn ông trồng xen bưởi da xanh cũng đang cho thu hoạch năm thứ 4. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông Hoàng thu về trên 500 triệu đồng.

Hiện ấp Thanh An có khoảng 1.000 ha cây ăn trái, trong đó cây nhãn chiếm hơn một nửa. Từ hiệu quả trồng nhãn tiêu da bò, ấp Thanh An đang mở rộng diện tích hoặc trồng xen các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như cam sành, bưởi da xanh, quýt đường, chanh hoa tím. 35 hộ với 170 ha cây ăn trái trong ấp đã được công nhận VietGap. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap giúp giảm chi phí đầu tư, kiểm soát tốt các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, cho năng suất, chất lượng nông sản cao hơn so với cách làm truyền thống, nhờ vậy giúp nhiều hộ tăng thu trên một diện tích.

“Dù mới đi vào hoạt động vài năm nhưng HTX đã tạo được uy tín với nhiều hộ dân. Các hộ trồng cây ăn trái trong thị xã đã tự nguyện xin tham gia HTX, bởi họ nhận thấy nếu cứ sản xuất riêng lẻ thì việc tiêu thụ trái cây sau thu hoạch rất khó. Điều quan trọng là thu nhập của thành viên tăng lên đáng kể khi áp dụng một quy trình canh tác và sử dụng cùng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đầu ra ổn định” - ông Trần Tuấn Dũng, Giám đốc HTX thương mại, dịch vụ Bình Long khẳng định.

Thanh Lương có lợi thế đất sỏi cơm đỏ màu mỡ, nguồn nước dồi dào, rất phù hợp phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học, vùng chuyên canh trồng cây ăn trái theo hướng bài bản Thanh Lương đang hy vọng mở rộng thị trường chứ không chỉ bán cho thương lái nhỏ lẻ như hiện nay. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu, đảm bảo đầu ra với giá ổn định, trong đó xây dựng hệ thống kho lạnh để bảo quản trái cây, tránh bị tư thương ép giá trong thời điểm nhãn chín rộ đang là mong mỏi chung của nhiều hộ dân nơi đây.

...và tạo thành chuỗi giá trị

Ông Hoàng cho biết thêm: “Trước đây, mỗi khi đến đợt phun thuốc bảo vệ thực vật là thấy người mệt mỏi vì cả vùng nhà nào cũng xịt, đeo khẩu trang kín vẫn nồng nặc mùi thuốc. Từ khi chuyển sang sử dụng thuốc vi sinh, phun cả ngày vẫn khỏe, vườn nhãn không có mùi hôi, sâu bệnh cũng “bay” sạch, tiết kiệm được một nửa chi phí so với trước. Đó là kết quả của sự liên kết giữa nông dân với nông dân, trước là bảo vệ sức khỏe của mình, sau tạo nên chuỗi giá trị vì người tiêu dùng”.

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, khai thác lợi thế sẵn có của địa phương, giúp nông dân chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nắm bắt lợi thế đó, nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân thị xã Bình Long đã thành lập 2 HTX trồng trọt và chăn nuôi; 8 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó điển hình như tổ hợp tác nuôi gà thả vườn xã Thanh Lương; Tổ nuôi heo rừng lai ở phường An Lộc; Tổ trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap, Tổ trồng tiêu trên cây nọc sống kết hợp chăn nuôi dê xã Thanh Phú; nuôi gà, heo an toàn dịch bệnh, trồng dưa lưới trong nhà màng công nghệ cao... Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, vùng sản xuất không tập trung, sản phẩm làm ra chưa có nơi tiêu thụ hoặc bị thương lái ép giá khiến nông dân gặp khó, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành.

“Để xây dựng được chuỗi liên kết, chính nông dân phải thay đổi tư duy, nhận thức về cách tổ chức sản xuất, đồng thời ngành nông nghiệp chú trọng xây dựng mô hình kiểm soát theo chuỗi, tiến tới mục tiêu toàn bộ nông sản được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ” - ông Trần Tuấn Dũng, Giám đốc HTX thương mại, dịch vụ Bình Long nói.

Ngân Hà

推荐内容