设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【xem bong đá trưc tiếp】Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử: Cách nào hiệu quả? 正文

【xem bong đá trưc tiếp】Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử: Cách nào hiệu quả?

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-25 17:57:28

Hiện nay hoạt động kinh doanh qua mạng

Hiện nay hoạt động kinh doanh qua mạng,ảnlýthuếkinhdoanhthươngmạiđiệntửCáchnàohiệuquảxem bong đá trưc tiếp thương mại điện tử ngày càng sôi động và phát triển. Ảnh: Trịnh Tuấn

Thời đại công nghệ đã mang lại sự thuận lợi cho người dân, nhưng nó cũng phát sinh vấn đề về quản lý nhà nước, trong đó có các cơ quan thuế đang tìm cách để quản lý thuế đối với hoạt động này.

Đôn đốc người nộp thuế tự giác khai thuế

Để thực hiện bài viết này, PV TBTCVN đã tiến hành khảo sát thông các trang web bán hàng qua mạng (bán hàng online). Chỉ cần gõ từ khóa “bán hàng online” trên trang công cụ tìm kiếm google, trong vòng 0,67 giây đã cho ra hơn 4,5 triệu kết quả. Điều này cho thấy số lượng các trang web bán hàng trực tuyến, sự quan tâm của người dân, cũng như cơ quan truyền thông về vấn đề này lớn như thế nào.

Theo khảo sát của Cục Thuế TP. Hà Nội vào thời điểm tháng 6/2017, trên địa bàn Thủ đô có khoảng 13.422 địa chỉ kinh doanh, quảng cáo trên mạng. Trong đó có khoảng 2.000 trang web chuyên thực hiện quảng cáo, đã tiến hành đăng ký thuế với cơ quan thuế. Còn lại, những trường hợp khác được xác định là có hoạt động kinh doanh, nhưng chưa đăng ký thuế. Cục Thuế TP. Hà Nội đã tiến hành gửi thông báo đến các chủ tài khoản này, đề nghị kê khai và đăng ký thuế.

Tại TP.Hồ Chí Minh, khảo sát cũng cho thấy, số lượng trang web có hoạt động kinh doanh, bán hàng qua mạng cũng khá lớn. Bà Lê Thị Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, sau khi khảo sát, cơ quan thuế đã triển khai theo kế hoạch cụ thể với 6 bước. Qua 7 tháng thực hiện (từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2017), cơ quan thuế đã thực hiện xong hoàn toàn bước 1 (tuyên truyền phổ biến nghĩa vụ kê khai nộp thuế, chính sách thuế), tiếp tục thực hiện bước 2 (thu thập dữ liệu) và một phần của bước 3 (xử lý dữ liệu).

Cụ thể là cơ quan thuế TP. Hồ Chí Minh đã gửi 14.543 giấy mời trên 15.528 trang web và tài khoản facebook (do cơ quan thuế thu thập được) tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT; đã lập được biên bản xác định số liệu với 3.990 tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT. Đối với các đối tượng không tự giác thực hiện kê khai nộp thuế, cơ quan thuế yêu cầu khai bổ sung, hoặc qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện hơn 575 tỷ đồng chưa kê khai thuế; đã xử lý phạt và truy thu thuế với tổng số tiền được hơn 19 tỷ đồng.

Nâng cao ý thức người dân trong kinh doanh TMĐT

Ông Viên Viết Hùng - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, sau khi tiến hành rà soát, cơ quan thuế TP. Hà Nội đã gửi thông báo và nhắn tin đến các chủ tài khoản có hoạt động kinh doanh TMĐT. Sau 2 lần gửi thông báo, đã có hơn 1.000 tài khoản đã phản hồi. Trong đó có khoảng 50% tài khoản đã chủ động đến cơ quan thuế để đăng ký thuế và kê khai thuế. “Nhìn chung, sau khi cơ quan thuế tiến hành gửi thông báo đến các chủ tài khoản đề nghị đăng ký thuế, đã nhận được những phản hồi tích cực từ các cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT. Điều này thể hiện sự quan tâm, hiểu biết và ý thức rõ trách nhiệm của cá nhân tham gia kinh doanh”, ông Hùng nói.

Cùng quan điểm trên, bà Lê Thị Thu Hương cho biết, qua tuyên truyền về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nhiều chủ tài khoản facebook cũng như các trang web bán hàng qua mạng đã có ý thức chấp hành tốt. “Nhìn chung, việc triển khai kế hoạch đã giúp tất cả người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực TMĐT xác định được nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế, nắm rõ được chính sách thuế để tự giác thực hiện kê khai nộp thuế. Việc tuyên truyền đã tác động đến tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn thành phố về nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế và nhất là đã tạo được sự đồng tình của dư luận”, bà Hương nói.

Đại diện Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan thuế hiện đang bắt đầu thực hiện buớc 4 (kiểm tra, thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT có doanh thu lớn). Riêng tại bước 3, do chỉ mới tiến hành được một phần như gửi giấy mời, lập biên bản xác định xác định số liệu; các phần còn lại phần lớn chưa được thực hiện như trực tiếp vào các trang web, trang mạng xã hội rà soát thử thực hiện mua hàng đề kiểm tra xác định các phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, thực hiện việc xác minh tài khoản tại các ngân hàng, tại các đơn vị vận chuyển… nên kết quả thu về chưa được cao.

Có thể kiểm soát được tất cả các giao dịch điện tử

Đề cập đến giải pháp quản lý thuế, cũng như đấu tranh chống thất thu thuế đối với hoạt động TMĐT, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, tất cả các giao dịch điện tử đều để tại dấu vết trên mạng, vì thế hoàn toàn có thể kiểm soát được. Do đó, để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để các cá nhân kinh doanh, bán hàng qua Facebook có thể kê khai thuế qua mạng, giống như cơ quan thuế đang áp dụng đối với doanh nghiệp hiện nay. Thực tế cho thấy, hiện nay ngành Thuế đã và đang nâng cấp rất nhiều ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế. Việc thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay được thực hiện bằng phương pháp quản lý rủi ro. Thông qua cơ sở dữ liệu, cơ quan thuế tiến hành rà soát những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, qua đó đưa vào kế hoạch thanh tra thường xuyên và thanh tra chuyên đề về chống chuyển giá và TMĐT.

Đề cập cụ thể hơn về giải pháp này, đại diện Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, đã chỉ đạo các phòng kiểm tra, các chi cục thuế quận, huyện tăng cường tiếp tục triển khai thực hiện các bước của kế hoạch, đồng thời tổ chức triển khai một số giải pháp bổ sung như: Thành lập bộ phận khai thác và xử lý dữ liệu, tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh TMĐT lớn trên địa bàn tại Văn phòng cục thuế để hỗ trợ thực hiện bước 3 của kế hoạch. Bộ phận này gồm 2 nhóm, cụ thể:

Nhóm 1 trực tiếp vào các trang web, trang mạng xã hội rà soát các loại hàng hóa bán trên trang web, trang mạng xã hội (hàng hóa nhập khẩu mậu dịch, phi mậu dịch), phương thức thanh toán (số tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng), phương thức giao hàng (các đơn vị được thuê vận chuyển). Bên cạnh đó, nhóm này thử thực hiện việc mua hàng trên các trang web, trang mạng xã hội để kiểm tra xác định chính xác các tài khoản tín dụng dùng để nhận thanh toán, các đơn vị vận chuyển được thuê giao hàng. Khi số liệu khai thác được tương đối đầy đủ thì chuyển nhóm 2 để thực hiện xử lý.

Nhóm 2 căn cứ vào các dữ liệu do nhóm 1 thu thập được, thực hiện việc xác minh tài khoản tại các ngân hàng, tại các đơn vị vận chuyển để xác định được doanh thu thực tế bán hàng hóa, dịch vụ trên các trang web, trang mạng xã hội, đối chiếu với tờ khai thuế, biên bản xác định số liệu của các phòng kiểm tra, các chi cục thuế thực hiện nếu xác định có dấu hiệu dấu doanh thu, trốn thuế thì chuyển các phòng thanh tra, các chi cục thuế để ra quyết định thanh tra, kiểm tra thực hiện bước 4 của kế hoạch.

Ngoài việc lập 2 nhóm trên, lãnh đạo cục thuế cũng chỉ đạo các chi cục trưởng các chi cục thuế quận, huyện thành lập tổ khai thác và xử lý dữ liệu tập trung với nhiệm vụ tương tự như bộ phận khai thác và xử lý dữ liệu tập trung của Cục Thuế thành phố để cùng xử lý. Đồng thời chỉ đạo toàn thể công chức thuế nếu có mua hàng hóa qua các trang web, trang mạng xã hội đề nghị hỗ trợ “quét” hóa đơn bán hàng, số tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng nhận thanh toán của các trang web, trang mạng xã hội (nếu thanh toán qua ngân hàng), tên các đơn vị vận chuyển giao hàng… chuyển về bộ phận khai thác và xử lý dữ liệu tập trung tại Cục Thuế để khai thác xử lý.

Nên quy định thanh toán qua ngân hàng

Để công tác chống thất thu NSNN hiệu quả hơn, đại diện Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ nên quy định tất cả các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh TMĐT phải thanh toán qua ngân hàng. Còn đối với các dịch vụ TMĐT của các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (đặt phòng trực tuyến, dịch vụ trên Google và Facebook...), Ngân hàng Nhà nước nên quy định các ngân hàng thương mại khi thanh toán chuyển tiền cho các tổ chức nước ngoài có nghĩa vụ khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào NSNN.
Theo cơ quan thuế TP. Hồ Chí Minh, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện hơn 575 tỷ đồng đối với các trường hợp kinh doanh TMĐT chưa kê khai thuế, đã xử lý phạt và truy thu thuế với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng.

* Ông Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp (Bộ Công Thương):

Triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

Ông Phạm Tất Thắng
Ông Phạm Tất Thắng

Đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh là xu thế của thế giới, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người cung cấp dịch vụ, hàng hoá cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong hoạt động này cũng nảy sinh nhiều rủi ro về phía khách hàng và nhất là về phía Nhà nước khi bị thất thu một khoản thuế không nhỏ.

Chúng ta không xác định được thuế và mức thu thuế. Thậm chí có nhiều đối tượng còn lợi dụng điều đó để trốn thuế. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần thực hiện một cách đồng bộ rất nhiều giải pháp khác nhau. Đầu tiên là giải pháp về kỹ thuật. Đó là cá nhân, doanh nghiệp ứng dụng CNTT để kinh doanh thì cơ quan thuế cũng cần ứng dụng CNTT bằng việc cộng tác với các nhà mạng, các đơn vị chuyên ngành liên quan để kiểm soát, quản lý, xác định thuế và thu thuế.

Đồng thời, cơ quan thuế cần thực hiện biện pháp thu thuế ở khâu hậu kiểm. Khi hậu kiểm phát hiện ra những sai phạm thì phải xử lý một cách nghiêm khắc, xử phạt có tính răn đe cao để đối tượng không dám trốn lậu thuế. Thêm vào đó, cần có quy định chặt chẽ hơn và giám sát việc thực hiện về việc xuất hoá đơn điện tử trong các hoạt động mua - bán qua mạng. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý tuyên truyền cho người bán hàng cũng như khách hàng, người tiêu dùng biết dù là hoạt động mua bán qua mạng nhưng vẫn phải đòi hỏi hoá đơn điện tử, để vừa bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng vừa là giúp Nhà nước quản lý và tránh thất thu thuế. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng tiền mặt, chuyển sang thanh toán bằng các thẻ thanh toán thì sẽ dễ quản lý và thu thuế hơn.


* Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành:

Cần hạn chế thanh toán bằng tiền mặt

Ông Võ Trí Thành
Ông Võ Trí Thành

Trong bối cảnh ngân sách gặp nhiều khó khăn, chúng ta đang thực hiện cải cách về tài khóa ngân sách, liên quan đến vấn đề thu – chi, tăng thu giảm chi… Riêng về vấn đề thu thì mở rộng cơ sở thuế là giải pháp tối ưu. Hoạt động kinh doanh TMĐT hiện đang phát triển như vũ bão. Đây vừa là hiện thực, vừa là tiềm năng rất lớn đối với nguồn thu thuế. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để thu thuế một cách hiệu quả.

Không chỉ đối với Việt Nam mà ở rất nhiều nước trên thế giới, việc thu thuế kinh doanh TMĐT không phải là điều đơn giản. Ở Việt Nam lại càng khó hơn nữa do hoạt động mua – bán đa số sử dụng tiền mặt, rất khó để ghi nhận và giám sát được các giao dịch. Ước tính có tới hơn 80% thanh toán giao dịch trên thị trường là tiền mặt. Với tỷ lệ chuyển khoản ít thì việc quản lý doanh thu để tính thuế đối với cá nhân chưa đăng ký kinh doanh, kê khai thuế là không hề đơn giản. Do đó, vấn đề đặt ra là kỹ thuật thu để đảm bảo công bằng.

Chúng ta phải thấy rằng, câu chuyện kinh doanh trên mạng, TMĐT thực chất là một cuộc cách mạng về cách thức kinh doanh, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Do đó, theo tôi việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh này cần dựa trên nền tảng công nghệ mới và cần học hỏi cách làm của các nước trên thế giới đã thành công. Điều cần làm nhất là phải tiến tới hạn chế giao dịch bằng tiền mặt, phát triển hoàn toàn phương thức dùng tài khoản thanh toán, dùng ví điện tử... Chỉ có như vậy mới giúp cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả, chính xác.


* Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long:

Cần phối hợp với cơ quan quản lý các trang mạng trực tuyến

Ngô Trí Long
Ông  Ngô Trí Long

Thu thuế hoạt động kinh doanh qua mạng là việc nên làm để tiến tới minh bạch, công bằng trong các loại hình kinh doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế. Song cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra chính sách rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý để tránh tạo khe hở, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu cũng như tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thúc đẩy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp chân chính.

Kinh doanh qua mạng hiện nay đang tương đối phổ cập và trong tương lai không xa sẽ còn phát triển nhanh chóng, rộng rãi và đây là nguồn thu tiềm năng. Tuy nhiên, đây là hoạt động ảo, số liệu có thể hủy ngay trong tích tắc, do vậy có thể nhiều đối tượng kinh doanh lợi dụng đặc thù này để lẩn tránh, trốn thuế.

Bên cạnh đó, phần lớn các chủ thể kinh doanh qua mạng thường kê khai và có mức đóng thuế dưới mức thu nhập. Dẫn tới không chỉ thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp mà Nhà nước còn thất thu một khoản thuế rất lớn là thuế giá trị gia tăng. Do đó, Bộ Tài chính, mà cụ thể là ngành Thuế không thể đơn độc thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh qua mạng, mà muốn quản lý được phải qua máy chủ để xác định được doanh thu, chi phí của tổ chức, cá nhân kinh doanh... Vì vậy, để triển khai được, phải có sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông - là cơ quan quản lý các trang mạng trực tuyến.

Bên cạnh đó, chúng ta cần có chế tài xử phạt những cá nhân, doanh nghiệp vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Ở các nước đang áp dụng một giải pháp rất hay và hiệu quả cho vấn đề này, đó là có chế độ thưởng hay khấu trừ từ các chứng từ, hóa đơn, hay quay sổ số có giải từ những chứng từ hóa đơn mua hàng... nhằm mục đích để cho người tiêu dùng quan tâm, đòi hỏi và giữ lại chứng từ, hóa đơn. Đó cũng chính là cơ sở để thu thuế kinh doanh qua mạng hiệu quả.

Đỗ Doãn - Nhật Minh - Tố Uyên

热门文章

2.5116s , 7285.375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【xem bong đá trưc tiếp】Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử: Cách nào hiệu quả?,88Point  

sitemap

Top