【thứ hạng của kashiwa reysol】Hiệu quả từ những chính sách hỗ trợ

Quan tâm chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số,ệuquảtừnhữngchnhschhỗtrợthứ hạng của kashiwa reysol là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Và thực tế khi nhiều chính sách hỗ trợ về giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ra đời, thì đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Phụng Hiệp đã có nhiều khởi sắc.

Xây dựng nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Xã Tân Bình là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trong đó ấp Tân Quới Kinh có 45 hộ, trước đây phần lớn là hộ nghèo. Khi các chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai thực hiện, xã có 27 hộ có nhu cầu cần hỗ trợ về vốn, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đến nay, trong tổng số hộ được hỗ trợ có đến 60% số hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ nguồn vốn hỗ trợ. Như trường hợp của gia đình chị Kim Thị Của, ở ấp Tân Quới Kinh, xã Tân Bình, gia đình có 4 nhân khẩu, không đất sản xuất, cuộc sống hàng ngày chỉ trông chờ vào những đồng tiền làm mướn. Nhưng nhờ thụ hưởng nhiều chính sách, như cho vay vốn, hỗ trợ cây con giống, giờ đây cuộc sống gia đình chị đã trở nên khấm khá, căn nhà khang trang là kết quả của gần 5 năm phấn đấu: “Nhờ Nhà nước hỗ trợ, nên gia đình mới có điều kiện phát triển, chứ trước đây gia đình khổ lắm, làm mãi cũng không đủ ăn, nhưng giờ thì đã ổn định lắm rồi”, chị Của vui mừng cho biết.

Cũng nhờ sự hỗ trợ nguồn vốn vay từ Chương trình 135 của Chính phủ mà hiện nay cuộc sống của gia đình ông Kim Pol, ngụ ấp Tân Quới Kinh, xã Tân Bình, đã dần ổn định. Nhớ lại trước kia, gia đình còn nhiều khó khăn, phải chạy lo cho cái ăn, cái mặc nhưng vẫn thiếu trước hụt sau, nên ông Pol đã mạnh dạn vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Với nguồn vốn vay ban đầu 20 triệu đồng, ông chuộc lại 3 công đất đã cầm cố, số tiền còn dư ông đầu tư nuôi heo. Nhờ chí thú làm ăn, nên từ 3 năm trở lại đây kinh tế gia đình ông có những chuyển biến tích cực. Thu nhập từ việc canh tác 3 công ruộng và chăn nuôi hàng năm ông thu về gần 60 triệu đồng, nên gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Ông Kim Pol cho biết: “Những năm trước đây, gia đình khó khăn lắm, làm mãi cũng không đủ ăn, nhưng từ khi được vay vốn phát triển kinh tế, đời sống gia đình cũng ổn định hơn. Bây giờ chỉ lo chí thú làm ăn không còn cảnh lo đói như trước đây”.

Không chỉ quan tâm chăm lo cho đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà 3 năm qua, huyện Phụng Hiệp cũng đầu tư gần 10 tỉ đồng xây dựng nhiều công trình như lộ, trường, trạm cấp nước phục vụ cho đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện. Như công trình lộ có tổng chiều dài 6,6km, rộng 2,5m, thuộc ấp 4, xã Hòa An, vừa được xây dựng đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho việc đi lại cho hàng trăm hộ ở khu vực này. Công trình có tổng kinh phí thực hiện trên 5 tỉ đồng. Trong đó Nhà nước hỗ trợ 3,7 tỉ đồng, nhân dân đóng góp 1,7 tỉ đồng bao gồm nền hạ, đất đai… Ông Lý Vững Miền, ở ấp 4, xã Hòa An, cho biết: Khi phát động làm lộ ở đây ai cũng vui mừng hết, người thì hiến đất, người thì đốn cây phát quang để làm lộ. Và từ khi có lộ đến nay, cuộc sống ở đây đã thay đổi hẳn lên, việc đi lại thì dễ dàng, đặc biệt là học sinh đến trường. Bên cạnh đó, việc mua bán giao thương hàng hóa ở đây cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều. Từ đó bà con chí thú làm ăn hơn”.

Huyện Phụng Hiệp có 914 hộ với 3.500 khẩu, trong đó hộ nghèo chiếm 204 hộ. Những năm qua, Phụng Hiệp đã tập trung thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình 134, 135, 167, Quyết định 176 và 74 của Chính phủ… đã giúp đồng bào Khmer có đất sản xuất, vốn sản xuất, tư liệu, phương tiện phục vụ sản xuất, tạo việc làm… Các chương trình đã phát huy hiệu quả khi năm qua tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện giảm 7,8%, với khoảng 72 hộ. Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó phòng Dân tộc huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Với những cách làm thiết thực, mà tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện năm qua giảm mạnh. Với những kết quả đạt được, trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý chí vươn lên cho bà con trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, sẽ mở nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về nuôi, trồng để bà con áp dụng vào sản xuất nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân tộc thiểu số”.

Bài, ảnh: THANH DUY

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm
下一篇:Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024