Ảnh minh hoạ Điều đặc biệt đầu tiên,ànhcôngtronggiankhóbxh bd han quoc đó là, Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đảm nhận chức vụ Chủ tịch nước vào giữa nhiệm kỳ, năm 2018.
Trong 5 năm qua, QH trải qua 3 lần bầu Chủ tịch nước. Lần thứ nhất, tại Kỳ họp cuối cùng của QH khóa XIII, ngày 2/4/2016, QH bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang là Chủ tịch nước. Lần thứ hai, tại Kỳ họp đầu tiên của QH khóa XIV, ngày 25/7/2016, QH tiếp tục bầu ông Trần Đại Quang giữ chức vụ Chủ tịch nước. Lần thứ 3, tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIV tháng 10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được QH bầu làm Chủ tịch nước.
Phát biểu tại lễ nhậm chức mùa thu đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: “tôi được QH trao nhiệm vụ Chủ tịch nước nhưng đồng thời phải gánh vác chức Tổng Bí thư của Đảng, công việc rất nhiều, trong khi trình độ, năng lực hạn chế của tôi là rất rõ, hiểu biết không đáp ứng nhu cầu nên rất lo...”. Trước đó, vào tháng 9/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã từ trần vì bệnh hiểm nghèo.
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Chủ tịch nước 2016 - 2021 trước QH ngay trong phiên khai mạc Kỳ họp 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận: “mặc dù nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước và đặc biệt, từ cuối năm 2018, với trọng trách Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, trong mọi thời điểm, Chủ tịch nước đều nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân”.
Đối với Chính phủ, không chỉ là một nhiệm kỳ thành công mà hơn cả, càng gian khó càng đạt được đỉnh cao của tinh thần vượt khó. Điển hình là năm 2020, khi gần như cả thế giới chao đảo vì đại dịch Covid-19 thì Việt Nam lại có “một năm thành công nhất trong cả nhiệm kỳ 2016 - 2021”, như theo đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Vào mùa Xuân năm 2021, tại Đại hội toàn quốc Đại hội Đảng XIII, tất cả đại biểu đã thống nhất đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII nhận định: “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Có thể nói từ kết quả này, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động Chính phủ, Thủ tướng nhiệm kỳ 2016 - 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Đại hội XIII bầu giữ lại là “trường hợp đặc biệt” để tiếp tục đảm đương một trong bốn vị trí lãnh đạo cao nhất của đất nước, mở ra việc lần đầu tiên QH bầu Thủ tướng vào vị trí của một nguyên thủ quốc gia vào ngày 5/4/2021.
Đối với QH, đây cũng là nhiệm kỳ đặc biệt khi lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động QH có Chủ tịch QH là nữ. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã dẫn dắt một nhiệm kỳ QH thành công và nhiều dấu ấn. Bà đã khẳng định được vai trò của mình trước đại biểu QH và người dân. Báo chí quốc tế cũng đánh giá cao nữ Chủ tịch QH Việt Nam và cho rằng bà Nguyễn Thị Kim Ngân xứng đáng vào vị trí lãnh đạo cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại Việt Nam, đảm bảo cân bằng cơ cấu thành phần QH theo vùng, miền, đảm bảo sự công bằng giới, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của người phụ nữ.
Đứng đầu QH nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã mang được tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước thể hiện trong toàn bộ chương trình làm việc của QH. Người dân đã cảm nhận rõ được sự đổi mới của QH, củng cố thêm niềm tin sâu sắc về cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Ngày 30/3/2021, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân được miễn nhiệm. Nhìn lại quãng thời gian vừa đi qua, theo bà: “đó là những ngày tháng không thể nào quên”. Đoàn Trần |