【bxh vdqg ha lan】Sản phẩm làng nghề chật vật xuất khẩu
Không làm cái thị trường cần
Theảnphẩmlàngnghềchậtvậtxuấtkhẩbxh vdqg ha lano thống kê của Bộ Công Thương, tính đến nay, cả nước có khoảng 2.886 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút gần 3 triệu lao động, trong đó có 1.539 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được công nhận. Ước tính, Việt Nam có khoảng hơn 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau và được nhiều người biết đến như: Tơ lụa Vạn Phúc, đồng Ngũ Xã, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, Đồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Bầu Trúc… Trong số những sản phẩm này, nhiều loại đã được xúc tiến XK tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nói về đặc điểm của sản phẩm làng nghề, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, làng nghề Việt Nam có nhiều sản phẩm đặc sắc với lịch sử văn hóa tới hàng trăm năm, hơn nữa, các sản phẩm này có mặt ở mọi loại hình chất liệu từ gốm sứ, mây tre cho đến đồ đồng, đồ gỗ, thêu ren… Tuy nhiên, các DN và cơ sở sản xuất tại làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, vẫn đang sản xuất cái mình có, chưa phải cái thị trường cần, mẫu mã sản phẩm ít có sự đổi mới, thiết kế không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, chưa kể đến chất lượng sản phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Trên thực tế, không phải các DN, cơ sở sản xuất tại làng nghề không nhận thức được vấn đề này, mà phần lớn họ không có đủ điều kiện để thay đổi. Ông Chử Văn Nhung, đại diện Hội sản xuất kinh doanh gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (làng nghề Đồng Kỵ, Bắc Ninh) cho hay, sản phẩm của các hộ sản xuất trong làng chỉ XK qua Trung Quốc, việc XK được thực hiện qua các đầu mối trung gian nên cũng khá thuận lợi, ít rủi ro. Tuy nhiên, trong năm 2015, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu đi xuống nên sức mua giảm mạnh, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ phải đóng cửa. Dự báo, phải 2 năm nữa thị trường này mới phục hồi trở lại. Chính vì thế, các DN và cơ sở sản xuất tại đây đang mong muốn mở rộng thị trường XK sang các quốc gia như tại châu Âu…
Mong muốn trên với các cơ sở sản xuất tại làng nghề Đồng Kỵ vẫn khó thực hiện. Bởi theo ông Nhung, khác với khách hàng Trung Quốc, khách hàng châu Âu có yêu cầu khắt khe, không chỉ về chất lượng sản phẩm, mẫu mã mà còn đòi hỏi DN phải đạt điều kiện tiêu chuẩn về quy mô, thiết bị nhà xưởng, chế độ cho người lao động, phòng chống cháy… Bên cạnh đó, loại gỗ mà phía khách hàng châu Âu yêu cầu khác với gỗ truyền thống mà làng đang sản xuất, nên DN phải đầu tư thêm máy sấy, tìm nguồn nguyên liệu… Đây là những vấn đề cần nguồn vốn lớn mà các DN tại đây khó có thể đáp ứng. Hơn nữa, DN muốn XK sang châu Âu nhưng chưa có định hướng, DN cần những chuyến khảo sát thực tế từ phía khách hàng châu Âu, lúc đó DN mới có động lực để thực hiện. Đồng quan điểm, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh (làng nghề Đông Triều, Quảng Ninh) cho biết, sản phẩm làng nghề của chúng ta chậm cải tiến, nhiều sản phẩm lạc hậu so với thị trường. Nếu các làng nghề không chủ động thay đổi sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thì không thể XK và còn có thể mất luôn thị trường trong nước.
Cần liên kết
Có thể thấy, những khó khăn trên không phải là điều quá mới mẻ. Tuy nhiên, cả DN và các cơ quan chức năng đều đang “loay hoay” tìm hướng đi cho sản phẩm làng nghề. Trong thời gian qua, nhiều giải pháp cũng đã được họp bàn và đưa ra, nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Do đó, bên cạnh việc chờ sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ các cơ quan Nhà nước, DN cũng phải tự chủ động.
Nói về hướng đi của DN, bà Hà Thị Vinh cho biết, DN đã phải cử người sang các quốc gia tiên tiến như Trung Quốc, châu Âu để học nghề, học cách quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, DN đã đầu tư vào ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất gốm siêu mỏng, siêu nhẹ nên được phía đối tác nước ngoài chấp nhận. Vì thế, từ năm 2013 đến nay, doanh thu của Quang Vinh tăng liên tục trên 20% mỗi năm, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu giảm lần lượt 30% và 25%.
Từ những khó khăn còn tồn tại, theo ông Lưu Duy Dần, trong thời gian tới, để đẩy mạnh XK các sản phẩm làng nghề, DN phải đổi mới cách sản xuất, chú trọng đầu tư công nghệ, phát triển thương mại điện tử. Đặc biệt, vì các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ nên cần có sự liên kết lại để tìm sức mạnh chung, xây dựng và nâng tầm thương hiệu. Ví dụ như làng nghề Bát Tràng hiện đã liên kết 19 dòng họ để có cơ chế hợp tác sản xuất, kinh doanh, nhưng thời gian tới, làng này cần phải có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa để đáp ứng kịp thời các sản phẩm cho XK.
Bên cạnh đó, đại diện Hội làng nghề Việt Nam cũng đề nghị, các cơ quan Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ những cơ sở sản xuất, DN tại các làng nghề về vốn, quỹ đất, quy hoạch làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực, xử lý ô nhiễm môi trường… thậm chí, ngành du lịch cần có biện pháp phối kết hợp để các sản phẩm làng nghề theo chân khách quốc tế đến đất nước của họ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Việt Nam eyes promoting friendship, multifaceted cooperation with Morocco: NA Chairman
- ·Draft law on firefighting, rescue activities to act as legal basis for safety
- ·Party official reaffirms strong ties with Dominican Republic's ruling Party
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Parliamentary friendship group to work for stronger Việt Nam
- ·CPV delegation joins BRICS+ international inter
- ·Russian President Vladimir Putin arrives in Hà Nội, beginning State visit to Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Foreign Minister declares PM Chính's China trip a success
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·President Putin hails Việt Nam talks as constructive, productive
- ·Draft law on firefighting, rescue activities to act as legal basis for safety
- ·Cambodian media highlight Việt Nam – Cambodia relations
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Embassy advises Vietnamese citizens in Lebanon amid Israel
- ·President Tô Lâm hosts Indian ambassador
- ·US war veterans share information about Vietnamese martyrs’ remains
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Việt Nam, Russia issue joint statement on deepening comprehensive strategic partnership