Theănmặnphthuyhiệuquảsoi kèo atalanta vs lecceo dự báo của ngành chuyên môn, năm nay có khả năng hạn mặn sẽ xảy ra đến hết tháng 6 với nhiều diễn biến khó lường, đe dọa đến sản xuất nông nghiệp. Nhưng điều đáng mừng là nhiều công trình ngăn mặn được đầu tư xây dựng thời gian qua đã mang lại hiệu quả tích cực.
Bà Trần Thị Kim Hương (bìa trái), ở ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, phấn khởi khi diện tích lúa được bảo vệ bởi cống ngăn mặn Kênh Năm, thuộc tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh.
Trong chuyến khảo sát mới đây về công tác ứng phó với xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong công tác ngăn mặn và nhất là vai trò của hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh trong việc đảm bảo sản xuất của người dân, trữ ngọt trong nội đồng, hạn chế tối đa tác động của hạn, mặn đến sản xuất nông nghiệp. Được biết, tuyến đê bao có chiều dài khoảng 70km, đi qua địa bàn thành phố Vị Thanh và các xã Thuận Hòa, xà Phiên, Lương tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A… của huyện Long Mỹ. Nhờ có đê bao này mà nhiều diện tích sản xuất lúa của nông dân trong vụ Đông xuân 2015-2016 đã hạn chế được những tác động xấu và ảnh hưởng bởi hạn, mặn.
Bà Trần Thị Kim Hương, ở ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, phấn khởi cho biết: “Cống Kênh Năm này được xây dựng khoảng hai năm rồi, hễ mặn thì đóng lại, hết mặn thì tháo ra để ghe lưu thông vào trong kênh, rạch. Nhờ cống ngăn mặn mà 5 công lúa của tôi và nhiều diện tích cây trồng của bà con trong xóm đỡ thiệt hại trong đợt mặn vừa qua”.
Dự án đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh bước đầu đã cho thấy hiệu quả rõ nét trong công tác ngăn mặn. Tuy nhiên, trước đây do nguồn vốn khó khăn, Trung ương đề nghị đình giãn tiến độ thi công từ 688 tỉ đồng xuống còn 425 tỉ đồng, do đó phải cắt giảm 30km khối lượng công trình thuộc địa bàn xã Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Thực tế, diện tích sản xuất nông nghiệp ở ven tuyến đê bao chưa được đầu tư đã bị ảnh hưởng khá nhiều trong đợt mặn vừa qua. Ông Trần Thanh Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Viễn A, thông tin: “Trong đợt mặn vừa rồi, một phần diện tích lúa Đông xuân tại các ấp 7, 8, 9 bị thiệt hại. Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẩn trương cho đắp 15 đập thời vụ tại các cửa sông để ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân”.
Trước tình hình xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp, hiện UBND tỉnh đang xin chủ trương từ Trung ương sớm phân bổ kinh phí thực hiện phần khối lượng công trình còn lại để tuyến đê bao Vị Thanh - Long Mỹ được khép kín, phát huy hiệu quả chống mặn đồng bộ.
Không riêng công trình đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh, tuyến đê bao Ô Môn - Xà No đi qua địa bàn tỉnh cũng phát huy hiệu quả về công tác ngăn mặn, trữ ngọt cho huyện Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh. Hay tuyến đê bao vùng mía huyện Phụng Hiệp xây dựng hoàn thành thời gian qua cũng đã bảo vệ được toàn bộ diện tích trồng mía của bà con trong đợt mặn vừa rồi. Được biết, công trình này do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư trong giai đoạn 1, đã bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng tháng 12-2014. Với hệ thống đê bao khép kín này, đã chủ động được nguồn nước tưới tiêu và phục vụ cho diện tích khoảng 5.000ha.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Đê bao vùng mía huyện Phụng Hiệp đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho địa phương trước những ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu gây ra. Hiệu quả rõ nhất là trong đợt mặn xâm nhập vừa qua, diện tích mía trên địa bàn không bị ảnh hưởng nhiều, bởi khi nước mặn tràn về là kịp thời đóng kín các cống hở và nắp cống tròn trên địa bàn, bảo vệ được lượng nước ngọt trữ trong nội đồng cho nông dân tưới tiêu.
Theo dự báo của Viện Khoa học và Thủy lợi miền Nam, đợt mặn tiếp theo có khả năng sẽ bắt đầu xâm nhập vào Hậu Giang tháng 3 âm lịch. Theo đó, diễn biến xâm nhập mặn sẽ đi theo nhiều hướng tấn công vào Hậu Giang: Hướng thứ nhất, nước mặn đi từ sông Hậu đến vàm Cái Côn, kênh Mái Dầm với độ mặn dự báo 3‰-4‰, dự kiến sẽ xâm nhập hầu hết các xã của huyện Châu Thành và ảnh hưởng đến thị xã Ngã Bảy. Hướng thứ hai, nước mặn sẽ tràn từ tỉnh Sóc Trăng xâm nhập sâu vào thị xã Ngã Bảy, ảnh hưởng đến huyện Phụng Hiệp, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và một phần thị xã Long Mỹ với độ mặn có thể lên 4‰-6‰. Ngoài ra, độ mặn 6‰-10‰ đi từ Biển Tây làm ảnh hưởng toàn bộ huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Vị Thủy, với độ mặn rất cao từ 6‰-12‰. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát các công trình ngăn mặn, đo nồng độ mặn ở các cửa sông hàng ngày để kịp thời đóng các cống ngăn mặn, gia cố các đập thời vụ, ngăn chặn sự xâm lấn của nước biển vào đồng ruộng, bảo vệ sản xuất cho người dân.
Bài, ảnh: THÚY HẰNG