(CT) -Năm 2024,ếtkiệmtỉđồngnhờtriểnkhaidịchvụcôngtrựctuyếtỷ số 7m cn các bộ, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); rà soát, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách để triển khai DVCTT toàn trình; ưu tiên thiết kế lại giao diện, trải nghiệm người dùng với các DVCTT thiết yếu, nhiều người dùng. Ðồng thời, triển khai các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) bảo đảm kỹ thuật, kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông. Văn phòng UBND TP Cần Thơ phối hợp Thành đoàn Cần Thơ tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên sử dụng DVCTT. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, tính đến tháng 12-2023, có 49/63 địa phương ban hành chính sách giảm phí, lệ phí và 13/63 địa phương ban hành chính sách giảm thời gian để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT. 100% bộ, ngành, địa phương đã rà soát và ban hành danh mục TTHC đủ điều kiện để triển khai DVCTT theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NÐ-CP của Chính phủ. Theo đó, đã triển khai DVCTT đối với 81% TTHC (trong đó có 48,5% TTHC được triển khai DVCTT toàn trình). Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của bộ, ngành đạt 30,4% (tăng 1,4 lần so với năm 2022); địa phương đạt 37,4% (tăng 3,7 lần so với năm 2022). Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại các bộ, ngành đạt 45,22% và các địa phương đạt 26,86%. Ước tính tiết kiệm được gần 37 triệu giờ làm việc của người dân so với thực hiện dịch vụ công theo phương thức truyền thống, tương đương tiết kiệm được 1.274 tỉ đồng. Q. THÁI |