Theo nội dung của Nghị định thư hợp tác về ô tô với Nga, các DN được ủy quyền của Nga tham gia liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam bao gồm Nhà máy sản xuất ô tô “GAZ”, LLC, Công ty Thương mại Quốc tế KAMAZ, Công ty Cổ phần đại chúng Ulyanovsky Avtomobilny Zavod (UAZ) và các DN mới được ủy quyền của Nga.
Các phương tiện vận tải có động cơ được hỗ trợ sản xuất gồm một số loại xe SUV (loại xe thể thao đa dụng) của UAZ (MIG), phương tiện vận tải có động cơ dùng để chở 10 người trở lên, xe tải và xe chuyên dụng.
Theo quy định, mỗi DN được ủy quyền của Nga chỉ được phép thành lập một liên doanh tại Việt Nam. Các DN được ủy quyền của Nga có thể thành lập tối đa 4 liên doanh để sản xuất phương tiện vận tải có động cơ tại Việt Nam.
Phần vốn do các DN Việt Nam đóng góp trong các liên doanh phải đạt ít nhất 50% tổng vốn pháp định của các liên doanh. Các liên doanh phải được thành lập trong thời gian ít nhất 10 năm và không quá 30 năm, đồng thời các DN được ủy quyền của Nga trong các liên doanh không được chuyển vốn trong các liên doanh cho bất cứ bên thứ ba của một nước thứ ba nào.
Nghị định thư cũng nêu rõ, các phương tiện vận tải có động cơ do các liên doanh sản xuất cần phải phù hợp với các định hướng chính của Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Về tỷ lệ nội địa hóa mà các liên doanh phải đạt được vào năm 2020 và 2025, nghị định thư quy định, phương tiện vận tải từ 10 chỗ trở lên (bao gồm cả lái xe) phải đạt tỷ lệ 35% vào năm 2020 và 50% vào năm 2025. Tỷ lệ này của dòng xe tải là 30% vào năm 2020 và 45% vào năm 2025.
Nếu các liên doanh không sản xuất được các phương tiện vận tải có động cơ đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa như trên trong vòng 10 năm kể từ ngày Nghị định thư này có hiệu lực, Việt Nam có quyền rút Giấy phép thành lập, Đăng ký kinh doanh của các liên doanh này.
Về ưu đãi, Việt Nam sẽ dành ưu đãi về miễn thuế NK theo hạn ngạch thuế quan đối với các dòng phương tiện vận tải có động cơ do liên doanh NK, cụ thể năm 2016 là 800 chiếc, năm 2017 là 850 chiếc và năm 2018 là 900 chiếc.
Theo nội dung của Nghị định thư hợp tác về ô tô với Belarus, Công ty cổ phần "Minsk Automobile Plant", công ty quản lý của “BELAUTOMAZ” (MAZ) của Cộng hòa Belarus sẽ được phép thành lập một liên doanh sản xuất xe tải và một liên doanh sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ chở 10 người trở lên (bao gồm cả lái xe) để sản xuất các phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam
Tỷ lệ nội địa hóa với các dòng xe này sẽ được tăng dần đạt mức 40% vào năm 2020 và 60% vào năm 2026.
Về ưu đãi, Việt Nam sẽ dành ưu đãi miễn thuế NK theo hạn ngạch thuế quan đối với các dòng phương tiện vận tải có động cơ do các liên doanh nhập khẩu, cụ thể, năm 2016 là 200 chiếc, năm 2017 là 250 chiếc và năm 2018 là 300 chiếc.
Theo Bộ Công Thương, các nghị định thư này thực hiện nội dung Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á - Âu và các nước thành viên (VN-EAEU FTA), liên quan đến việc hỗ trợ cho các dự án đầu tư ưu tiên.
- Phát hiện số lượng lớn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Cảnh báo mạo danh lừa đảo tuyển dụng
- Huyện Bàu Bàng: Thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở
- Cục Cảnh sát giao thông tăng cường 5 tổ công tác ở 30 tỉnh, thành
- Xử lý theo chuyên đề, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông
- Bắt đối tượng giật điện thoại của người dừng đèn đỏ
- Đối tượng gây án chính trong vụ chém người phụ nữ bán trái cây đầu thú
- Giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế để lừa đảo
- Điều tra nghi vấn cặp chân người bị cháy ở bãi đất trống