| Hiện đại hóa thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị | | Lưu ý đối với người và phương tiện xuất nhập cảnh qua biên giới Việt-Trung | | Điều chỉnh hoạt động quản lý xuất nhập cảnh tại khu vực cầu Phao, Móng Cái |
| Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường chiều ngày 28/10 |
Cụ thể hóa tiêu chí tạm hoãn xuất, nhập cảnh Chiều nay 28/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nội dung nhận được khá nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội là quy định về tạm hoãn xuất cảnh, nhập cảnh. Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho rằng, quy định tại khoản 2 Điều 36 về 3 đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh, nhập cảnh là người đang chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian thử thách, người được tha tù có điều kiện trước thời hạn và người được hưởng án treo và khoản 2 Điều 37 quy định về thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh, nhập cảnh đối với 3 đối tượng này là không chính xác. Đó là bởi, theo khoản 3 Điều 67, khoản 4 Điều 92 và khoản 4 Điều 100 của Luật Thi hành án hình sự thì 3 đối tượng này là 3 đối tượng không được xuất, nhập cảnh; đã không được xuất, nhập cảnh thì không có việc hoãn. Hơn nữa, Bộ luật Tố tụng hình sự không có điều luật nào quy định về thẩm quyền tạm hoãn đối với trường hợp này mà tạm hoãn xuất, nhập cảnh với tư cách là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Đại biểu Đoàn Mai Bộ đề nghị khoản 2 Điều 36, Điều 37 bỏ quy định đối với 3 đối tượng này. Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nêu quan điểm, Ban soạn thảo cần phải cụ thể hoá các tiêu chí về tạm hoãn xuất, nhập cảnh để áp dụng trong thực tế không bị lúng túng. “Cần phải xem xét lại quy định các trường hợp tạm hoãn xuất, nhập cảnh của luật này có phù hợp với những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hay không, vì trong Bộ luật Tố tụng dân sự chỉ quy định cấm xuất, nhập cảnh, hoàn toàn không quy định về tạm hoãn xuất, nhập cảnh. Do đó, Ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung hoặc giải trình rõ để tránh lúng túng khi triển khai áp dụng pháp luật trong thực tế”, đại biểu Nguyễn Tạo nói. Xung quanh câu chuyện về tạm hoãn xuất cảnh tại Điều 36, đại biểu Y Nhàn (Kon Tum) cho rằng: Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các hành vi này thường sẽ xử lý hình sự. Người có hành vi tham nhũng khi bị kiểm tra, thanh tra rất hay bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, thanh tra, cũng như chuyển sang xử lý hình sự. “Để phòng ngừa bỏ trốn, sau khi thanh tra, kiểm tra chuyển sang xử lý hình sự nên quy định vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu bỏ trốn hoặc xét thấy cần thiết ngăn chặn là quyết định tạm hoãn xuất cảnh ngay, không cần phải là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như quy định của dự thảo”, đại biểu Y nhàn nhấn mạnh. Quản lý chặt nhưng không gây phiền hà | Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ kết luận nội dung thảo luận |
Một số đại biểu Quốc hội lưu ý, việc xuất cảnh không chỉ tuân thủ các quy định của Việt Nam và các Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên mà còn phải tuân thủ quy định về pháp luật của quốc gia nơi đến. Luật này tác động đến quyền tự do xuất, nhập cảnh và quyền này là quyền con người được quy định trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây là một trong những quyền rất thiêng liêng, do vậy khi làm luật liên quan đến chuyện hạn chế quyền tự do xuất, nhập cảnh cần phải hết sức thận trọng. Ví dụ điển hình như ngay tại Điều 3 về nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh cần quy định rõ nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh. Điều này nhằm ràng buộc Nhà nước là chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền tự do xuất, nhập cảnh của công dân. Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, ghi nhận ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội về những nội dung của dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ: Qua thảo luận cho thấy trong bối cảnh hiện nay, khung pháp lý về quản lý nhà nước về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh cần phải được chú trọng, quan tâm. Về nguyên tắc, việc cấp hộ chiếu, quản lý việc xuất cảnh, nhập cảnh của công dân phải đảm bảo chặt chẽ, không để xảy ra thiếu sót; ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong xuất cảnh, nhập cảnh nhưng cũng phải gắn với cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với thống lệ quốc tế, không gây phiên hà, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đi lại của công dân… Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng cho biết, tất cả các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội được ghi chép tổng hợp đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phối hợp với các cơ quan hữu nghiên cứu tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua. |