Tuy nhiên,ămphấnđấutăngthutốithiểusovớidựtoálich thi đau bóng đá hôm nay với quyết tâm tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi tăng trưởng kinh tế, phát huy tối đa những kết quả đạt được của năm 2020 và các yếu tố nền tảng bền vững, Bộ trưởng tin tưởng cả nước sẽ tiếp tục hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội và NSNN đã đề ra.
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2021, Bộ trưởng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm 2021. Quyết tâm đó thực hiện trên tinh thần phát huy các mặt tích cực đạt được năm 2020, lường trước các khó khăn thách thức, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương để có kế hoạch, giải pháp triển khai chi tiết, khả thi cho cả năm 2021, cùng với thực hiện phương châm chung của Chính phủ là “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hành động, khát vọng phát triển”, nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành và vượt các mục tiêu đề ra.
Đồng thời, tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh; rà soát, sửa đổi các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Cùng với đó, theo Bộ trưởng, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu các giải pháp chính sách về miễn, giảm, giãn thuế, phí và thu ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó do tác động của đại dịch; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn lậu thuế; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.
”Các địa phương phấn đấu thu vượt tối thiểu 3% dự toán Quốc hội quyết định, đối với các địa phương có điều kiện thì phấn đấu tăng từ 3 - 5%”, người đứng đầu ngành Tài chính đề nghị.
Về tổ chức điều hành chi NSNN năm 2021, Bộ trưởng yêu cầu cần thực hiện theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.
“Các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thật sự cần thiết, đặc biệt là chi thường xuyên, giảm tối đa kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước. Quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân ngay từ đầu năm, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân. Đồng thời, chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và các nguồn lực hợp pháp để xử lý các nhiệm vụ chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh theo quy định”, Bộ trưởng nói.
Lưu ý thêm với các địa phương, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tổng chi năm 2021 so với năm 2020 giảm, nhưng chi đầu tư lại tăng. “Đây là vấn đề rất hệ trọng, các địa phương và các cấp ngân sách phải rất thận trọng trong điều hành. Chi thường xuyên buộc phải co lại, dành nguồn cho đầu tư phát triển”, Bộ trưởng nói thêm.
Minh Anh