88Point88Point

【kq b da truc tiep】Văn hóa tranh luận

Một phương pháp giáo dục là một nội dung chuyên sâu gắn liền với những vấn đề khoa học hết sức chuyên sâu khác là ngôn ngữ,ănhóatranhluậkq b da truc tiep tâm lý học trẻ em, văn hóa- lịch sử xã hội nhưng nhìn kỹ mạng xã hội chúng ta thấy ai cũng “buông lời” với đủ mức độ của cảm xúc. Trong đó, không ít người có thể khẳng định học vấn còn rất thấp, thậm chí viết status trên mạng xã hội 10 từ sai chính tả đến 4, chưa kể nhiều người chưa từng nghe đến từ “công nghệ giáo dục” hay “trường thực nghiệm” nhưng cũng “chém” tưng bừng trên mạng xã hội với những từ ngữ đi hết biên độ của thô thiển, khiếm nhã.

Trong khi “bão mạng” không ngừng thổi thì lại vắng bóng tiếng nói người trong cuộc hoặc lên tiếng muộn. Một số ít chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng lên tiếng nhưng có lẽ mới chỉ đề cập một phần nhỏ của vấn đề nên không giải tỏa được sức nóng dư luận. Ngay cả khi GS Hồ Ngọc Đại- người được coi là linh hồn của sách Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục lên tiếng thì dư luận cũng chưa được thỏa mãn bởi GS Đại trong vài mươi phút không thể nói hết về một phương pháp khoa học khá chuyên biện trong giáo dục, và cũng có phần vị GS bất chấp dư luận nên những ý kiến phản đối lại được thể như “thêm dầu vào lửa”. Điều đáng nói hơn, trong câu chuyện này, người có tiếng nói chính thức, mang tính phân xử là Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lại lên tiếng rất chậm trễ.

Một khía cạnh khác, vì sao công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đã có vài chục năm nay thì nay bỗng bùng lên như nó vừa mới xuất hiện? Mạng xã hội là một tác nhân thổi bùng vấn đề nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó mang tính phe nhóm khi có ai đó muốn đưa ra để loại bỏ phương pháp giáo dục này khỏi các trường hiện nay khi ngày càng nhiều trường học áp dụng.

Câu chuyện trên như một ví dụ điển hình về văn hóa tranh luận đáng để những nhà quản lý, những nhà nghiên cứu suy ngẫm. Trước một vấn đề nào đó, nhiều người sẵn sàng tranh luận, phán xét, thậm chí là chửi rủa với bất cứ từ ngữ gì có thể ngay cả khi thiếu những lý lẽ cần thiết, trong khi người hiểu rõ vấn đề thì ít lên tiếng hoặc ngại xuất hiện.

Nhìn thẳng thực tế, chúng ta đang thiếu một văn hóa tranh luận. Văn hóa tranh luận được xây dựng không phải ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình. Trong đó, nâng cao dân trí là một nền tảng quan trọng để hình thành văn hóa tranh luận. Văn hóa tranh luận cần một không gian đủ lớn để hình thành, nó không bị bó buộc, ngăn cản bởi những điều kiện vô lý. Giờ đây, các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, chúng ta đã đề cao tính tranh luận, phản biện, lắng nghe tiếng nói đa chiều cho thấy văn hóa tranh luận đang được hình thành tích cực. Khi xu hướng tích cực này được phát huy, xã hội sẽ có nhiều động lực tốt, nhiều sự đồng thuận hơn để phát triển đất nước.

赞(67)
未经允许不得转载:>88Point » 【kq b da truc tiep】Văn hóa tranh luận