游客发表
发帖时间:2025-01-24 23:37:42
Trường học lo lắng sẽ mất đi lượng học sinh, sinh viên theo học. Nhiều ý kiến lo ngại, đi đôi với tăng học phí, liệu chất lượng đào tạo có được đảm bảo tương ứng, liệu có đảm bảo được công bằng xã hội với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, liệu có xảy ra tình trạng trường lợi dụng tự chủ để lạm thu…? Những thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho những khúc mắc nêu trên.
Học phí tăng để nâng cao chất lượng đào tạo
|
Trong 5 năm vừa qua, mức học phí đối với giáo dục đại học công lập được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ với mức điều chỉnh theo lộ trình tăng dần từ 20-25% mỗi năm. Tuy vậy theo tính toán đến năm học 2014- 2015 mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng được từ 40% -50% chi phí đào tạo cần thiết. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 trong đó có quy định khung học phí mới đối với giáo dục đại học và điều chỉnh mức học phí tăng dần theo lộ trình từ năm học 2016 đến năm 2020.
Ông Bùi Hồng Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Thời gian qua, dư luận xã hội có nhiều ý kiến về chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng chưa đáp ứng yêu cầu. Để nâng cao chất lượng đào tạo cần có nhiều giải pháp, nhưng việc từng bước tính đúng, tính đủ học phí đào tạo là một trong các giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
“Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đột biến đến học sinh, sinh viên nên NĐ 86 đã quy định mức học phí được tăng dần qua từng năm học với mức tăng trung bình khoảng 10% hàng năm đối với các cơ sở đại học công lập chưa tự đảm bảo kinh phí đầu tư và kinh phí chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng trên 90% các cơ sở đại học công lập. Như vậy, việc tăng 10% học phí sẽ không ảnh hưởng lớn đến học sinh theo học ở các trường này” – ông Quang khẳng định.
Cũng theo ông Quang, riêng đối với một số trường đại học công lập thực hiện thí điểm tự đảm bảo kinh phí đầu tư và kinh phí chi thường xuyên (hiện nay có 11 trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án – chiếm tỷ trọng dưới 10% các trường đại học công lập) thì mức tăng học phí được tính theo lộ trình của Nghị định 16/2015/NĐ-CP để tiến tới năm 2020 sẽ tính đủ chi phí đào tạo nên mức thu có cao hơn. Đương nhiên với mức thu học phí cao thì người học cũng sẽ được thụ hưởng chất lượng đào tạo cao hơn.
“Thực tế tuyển sinh năm học 2015-2016 vừa qua cho thấy đối với những trường này tuy mức học phí công bố trước khi tuyển sinh có cao hơn trên 2 lần so với các trường đại học khác, nhưng số lượng học sinh nộp hồ sơ theo học vẫn vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh của trường. Điều này cho thấy bên cạnh học phí, người học còn quan tâm đến chất lượng. Nếu học phí cao mà chất lượng được đáp ứng tương xứng thì vẫn thu hút được học sinh theo học” – ông Quang cho biết thêm.
Thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
|
Nói về chính sách học phí, ông Nguyễn Trường Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết: Thực tế thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã ưu tiên đầu tư ngân sách cho GD&ĐT, nhưng tốc độ tăng trưởng nhu cầu đào tạo lớn hơn tốc độ tăng trưởng của ngân sách nhà nước (NSNN), do vậy nếu cứ duy trì như chính sách học phí như hiện nay thì sẽ tiếp tục không đủ nguồn lực tài chính để nâng cao chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, các đối tượng theo học có nhiều mức thu nhập khác nhau, các gia đình có thu nhập cao sẵn sàng đóng học phí tính đủ chi phí đào tạo; các gia đình chính sách, gia đình nghèo có khó khăn cần sự hỗ trợ của Nhà nước. “Việc duy trì chung mức học phí thấp là cào bằng chứ chưa công bằng. Công bằng phải là người có thu nhập cao phải đóng đủ, người có thu nhập thấp, người học giỏi, đối tượng chính sách được Nhà nước hỗ trợ” – ông Giang khẳng định.
Theo ông Giang, để khắc phục tình trạng trên nên có lộ trình tính đủ chi phí học tập trong học phí, để nhà trường bù đắp đủ chi phí đào tạo. Riêng đối với các đối tượng học sinh chính sách, học sinh giỏi, học sinh theo học những ngành nghề mà Nhà nước có nhu cầu sử dụng thì sẽ áp dụng chính sách Nhà nước cấp học bổng tính ngang bằng với mức học phí được tính đủ chi phí để theo học. Đối với học sinh nghèo, cận nghèo sẽ thực hiện chính sách tín dụng sinh viên, được Nhà nước cho vay với lãi suất thấp, sau này đi làm sẽ trả dần cho Nhà nước. Thực hiện đổi mới tài chính giáo dục đại học theo hướng trên sẽ giải quyết được cơ bản bài toán học phí, chất lượng và công bằng trong giáo dục đại học.
Có nhiều ý kiến cho rằng, chủ trương giao quyền tự chủ tài chính cho các trường là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên mới chỉ là điều kiện cần cho việc đổi mới chất lượng, cần giao quyền tự chịu trách nhiệm và phải minh bạch các khoản thu. Các cơ sở giáo dục đại học, các trường sẽ phải tiếp cận với phương thức quản trị tiên tiến, theo hướng gắn kết giữa chất lượng đào tạo với việc thu hút học sinh và nguồn thu của nhà trường; tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các trường đại học công lập với nhau; giữa các trường đại học công lập với các trường đại học ngoài công lập, trường đại học có yếu tố nước ngoài theo hướng giảm học phí, nâng cao chất lượng đào tạo, tiến tới hình thành thị trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các cơ sở đào tạo.
Hồng Sâm
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接