Đến nay,đánhgiákếtquảkiểmsoátampquotmặthàngchiếnlượbóng đá cúp pháp WCO đã đánh giá những kết quả đạt được trong khuôn khổ dự án cũng như những công việc cần làm cho giai đoạn tiếp theo. Khái niệm “hàng hóa chiến lược” được nêu ra trong khuôn khổ STCE của WCO, bao gồm: “các loại vũ khí phá hủy hàng loạt (WDM), các vũ khí thông thường và các sản phẩm liên quan đến việc phát triển, sản xuất hoặc sử dụng các loại vũ khí này, cùng với hệ thống phân phối của chúng”. Việc ngăn chặn hành vi buôn bán và vận chuyển các hàng hóa chiến lược không phải là vấn đề mới đối với cơ quan Hải quan, nhưng đang trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với cơ quan Hải quan trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành Nghị quyết số 1540 cách đây 10 năm. Với mục tiêu xoay quanh yêu cầu phát triển và duy trì các biện pháp quản lý biên giới hiệu quả, thì rõ ràng việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển tải các mặt hàng chiến lược theo Nghị định số 1540 nêu trên phụ thuộc nhiều vào sự hiệu quả của cộng đồng Hải quan. Chống buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những nhiệm vụ khó khăn mà cơ quan Hải quan phải thực hiện. Đây thực sự là một thách thức đối với tất cả các cơ quan Hải quan. Tại phiên họp lần thứ 31 của Ủy ban Kiểm soát vào tháng 3-2012, nhiều thành viên của WCO đã đề cập đến những khó khăn gặp phải trong việc kiểm soát các mặt hàng chiến lược (STCs). Từ đó, Ban Thư ký WCO đã nghiên cứu tìm ra giải pháp giúp các thành viên thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Chỉ vài tháng sau đó, hội thảo đầu tiên về kiểm soát STCE đã được tổ chức tại Brussel (Bỉ) với sự tham gia của 190 đại biểu đến từ 90 quốc gia. Đó cũng chính là bước quyết định cho sự ra đời của dự án STCE vào tháng 3-2013 với thời gian hoạt động dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 6-2015. Những nội dung chính của dự án gồm: tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức; xây dựng chương trình đào tạo hoàn chỉnh về STCE dành cho cơ quan Hải quan; và thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật đối với STCs. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 6 hội thảo nâng cao nhận thức được tổ chức dành cho các khu vực khác nhau như: châu Á- Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ La tinh, vùng vịnh Caribe, Bắc Phi và Trung- Tây Phi. Các hội thảo là diễn đàn để thành viên WCO chia sẻ thông tin, thảo luận về những thách thức gặp phải cũng như thống nhất các phương pháp kiểm soát hải quan nhằm giải quyết các thách thức đặt ra. Tiếp theo những hội thảo trên, đã có hơn 130 đại biểu đại diện cho 85 cơ quan Hải quan và tổ chức đối tác tham dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 2 về STCE được tổ chức vào tháng 4-2014. Tại Hội nghị, những thách thức chính đối với việc kiểm soát STCE được xác định theo 2 loại chính: đó là, những thách thức có thể được cấp quản lý và hoạch định chính sách giải quyết; loại thứ hai liên quan đến những thách thức do cấp thực thi, thừa hành trực tiếp xử lý. Có thể nêu ra những thách thức chủ yếu được xác định như: đảm bảo sự cam kết của cấp cao và có nguồn lực phù hợp; xác định cơ sở pháp lý cho STCE (kể các hình thức xử lý trường hợp vi phạm…); xây dựng cơ chế điều phối, chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan; quan hệ đối tác Hải quan- doanh nghiệp… WCO và các thành viên tham gia dự án đã xây dựng một loạt các biện pháp giải quyết gắn với từng nghiệp vụ như nâng cao nhận thức, kiểm toán, quản lý rủi ro, lập hồ sơ rủi ro, kiểm tra và xác định nhận dạng hàng hóa. Một phần công việc trong khuôn khổ dự án STCE là việc xây dựng Hướng dẫn thực hiện STCE để hỗ trợ các thành viên WCO xây dựng, rà soát và thực hiện các quy trình thủ tục STCE. Dự thảo mới nhất của Hướng dẫn này đã được hoàn thiện và thông qua tại phiên làm việc của Ủy ban Kiểm soát vào tháng 3 vừa qua và sẽ được công bố trên Công thông tin đào tạo trực tuyến CliCK của WCO cũng như trang thông tin điện tử của WCO. Dự thảo Hướng dẫn gồm 2 phần chính dành cho cấp quản lý (phục vụ xây dựng và hướng dẫn quy trình) và nhân viên Hải quan (với những kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể để triển khai trên thực tế). Ngoài ra, dự thảo Hướng dẫn còn có Phụ lục được xây dựng theo các Chương của Danh mục hệ thống HS để cung cấp thông tin tham chiếu về các mặt hàng chiến lược theo quan điểm của cơ quan Hải quan. Trong thời gian còn lại của dự án, sau khi hoàn thành các hội thảo nâng cao nhận thức và dự thảo Hướng dẫn, dự án STCE sẽ tập trung vào phát triển quan hệ hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực kiểm soát STCs. Có thể nói, những thành công bước đầu của dự án đã thể hiện sự hiệu quả của vai trò điều phối của WCO trong hợp tác giải quyết các vấn đề mà các thành viên gặp phải. Điều đó càng chứng tỏ thêm sự sẵn sàng của cộng đồng Hải quan đối với những thách thức đặt ra với sự an toàn của dây chuyền thương mại toàn cầu./. |