【lịch đá cúp c2】Năm 2021, 100% dịch vụ công của ngành BHXH thực hiện ở mức độ 4
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu: Tham gia BHXH tự nguyện sẽ dần trở thành thói quen,ămdịchvụcôngcủangànhBHXHthựchiệnởmứcđộlịch đá cúp c2 văn hóa của người dân | |
Cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng CNBước tiến lớn của ngành BHXH | |
Ngành BHXH tạo đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin |
Theo BHXH Việt Nam, bộ thủ tục hành chính của ngành BHXH được cắt giảm từ 114 thủ tục (năm 2015), đến nay còn 27 thủ tục. Số giờ thực hiện thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp giảm từ 335 giờ/năm (năm 2015) xuống còn 147 giờ (năm 2019), hiện đã hoàn thiện các thủ tục báo cáo Ngân hàng thế giới (WB) để công nhận còn 129 giờ/năm.
Đáng chú ý, công tác ứng dụng CNTT trong quản lý đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần đổi mới phương thức hoạt động và hiện đại hóa ngành BHXH Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.
Hết năm 2020, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện 19 dịch vụ công (DVC) trực tuyến cấp độ 3, 4 trên Cổng DVC của ngành (13 DVC mức độ 4 và 6 DVC mức độ 3). Dự kiến năm 2021, 100% DVC của ngành BHXH Việt Nam sẽ được thực hiện ở mức độ 4. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đã chủ động tích hợp, cung cấp 15 DVC mức độ 4 của bgành, DVC liên thông với các bộ, ngành trên Cổng DVC Quốc gia.
Nhằm tiếp tục cung cấp những dịch vụ tiện ích phục vụ người dân, BHXH Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng và đưa vào triển khai thành công ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" trên nền tảng thiết bị di động, qua đó cung cấp các chức năng, tiện ích để tìm kiếm, tra cứu các thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT; lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; cơ sở KCB BHYT; các điểm thu, đại lý thu...
Hiện đã triển khai thí điểm việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho thẻ BHYT bằng giấy (bị hỏng, mất do bão lũ) để đi khám chữa bệnh tại 10 tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão lũ.
Hết năm 2020, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện 19 dịch vụ công (DVC) trực tuyến cấp độ 3, 4 trên Cổng DVC của ngành. Ảnh: Internet. |
Đặc biệt, trong trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, nhằm tạo thuận lợi cho người thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện linh hoạt phương thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại nhà, chi trả gộp 2 tháng trong cùng 1 kỳ chi trả; cấp thuốc BHYT cho người bị mắc bệnh mãn tính. Đồng thời, thực hiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cùng với đó, kịp thời tuyên truyền, giải thích, ngăn chặn tình trạng một số đối tượng lợi dụng, tranh thủ dịch bệnh, thiên tai để trục lợi quỹ BHXH, BHTN…
Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành BHXH Việt Nam cũng tiếp tục được tăng cường, từng bước triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra theo hình thức điện tử… qua đó chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra được nâng cao, thời gian thanh tra kiểm tra đối với các đơn vị được rút ngắn.
Tính đến tháng 12/2020, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiến hành thanh tra chuyên ngành đóng tại 3.054 đơn vị và phát hiện 7.017 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHTN, BHYT nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là hơn 62.113 triệu đồng; 19.316 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 62.259 triệu đồng. Tổng số tiền nợ đóng các đơn vị đã nộp trong và sau thời gian thanh tra là hơn 841.135 triệu đồng.