Đây là đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo Giáo dục nghề nghiệp "Hướng tới sự tham gia tốt hơn của khu vực tư nhân",Đàotạonghềcầngắnkếtchặtchẽvớikhuvựctưnhâbảng xếp hạng giải bóng đá pháp do Tổng cục Dạy nghề (TCDN) phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) tổ chức, ngày 2/12.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: MĐ |
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Doãn Mậu Diệp khẳng định, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu và trình độ đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước Việt Nam. Ngay trong Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng đã có những quy định nhằm xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích các doanh nghệp thành lập các tổ chức xã hội nghề nghiệp và tham gia vào đào tạo nghề nghiệp.
Hiện Bộ LĐ-TB&XH cũng đã phê duyệt Đề án Phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2020 để tạo sự công bằng cho các cơ sở công lập và ngoài công lập. Theo đó, các cơ sở dạy nghề của khu vực tư nhân cũng được thụ hưởng chính sách như các cơ sở giáo dục dạy nghề công lập. Thực tế, khu vực tư nhân đã có sự phát triển đáng kể với 33,6% tổng các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề của cả nước thuộc về khu vực này.
Còn theo ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng TCDN (Bộ LĐ-TB&XH), hiện nay cả nước có 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 1.000 các trường trung cấp, cao đẳng nghề và gần 1.000 trung tâm được phân bổ rộng đều khắp cả nước, mỗi năm tuyển sinh từ 1,9 – 2,4 triệu học viên ở các trình độ khác nhau.
Ông Sâm cho biết, đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam qua giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng 3 nhu cầu. Một là đáp ứng nhu cầu của khu vực nông nghiệp, nông thôn mà trọng tâm là nhân lực cho nông thôn mới. Hai là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc trưng trong thời kỳ công nghệ sản xuất thay đổi liên tục. Ba là đáp ứng nhân lực thời kỳ hội nhập khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương.
Do đó, đào tạo nghề nói riêng và giáo dục nghề nghiệp nói chung là phải đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc gia và có một số nguồn nhân lực tiếp cận được với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, ông Sâm cũng khẳng định đào tạo nghề ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Một là hệ thống đông và lớn nhưng chưa đủ mạnh, nhất là năng lực của các cơ sở dạy nghề của Việt Nam còn yếu, đặc biệt là trình độ. Hai là chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng của người lao động.
Lí giải điều này, ông Sâm cho rằng do chưa gắn chặt giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo mà lẽ ra doanh nghiệp và các cơ sở này là hai nhân tố của một quá trình và phải gắn kết ở mọi công đoạn trong quá trình đào tạo.
“Chúng ta đã thiết kế, có chủ trương nhưng vẫn còn những khoảng cách nhất định trong gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Sự tham gia của khu vực tư nhân chủ yếu mới chỉ là mở các cơ sở đào tạo nhưng tôi nghĩ không chỉ dừng lại ở việc này, mà khu vực tư nhân cần tham gia vào cốt lõi của các quá trình hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì mới có thể làm thay đổi và tác động đến sự thay đổi về chất trong giáo dục nghề nghiệp”, ông Sâm nhấn mạnh./.
Mai Đan