Trao đổi với báo Thanh Niên vào ngày 8/10 vừa qua,ướctrotàulàmbánhkhiếnbégáituổibịteothựcquảnhan dinh phap bác sĩ chuyên khoa II Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), cho biết bệnh nhi P.T.M.L. (4 tuổi, ngụ Đồng Tháp) đã phải điều trị nong thực quản suốt 4 tháng nay do uống nhầm chai nước tro tàu. Nước tro tàu là hóa chất cực mạnh thường dùng trong làm bánh hoặc tẩy trắng và làm mềm bao tử heo khi nấu ăn. Suốt 4 tháng qua, bé L. đã phải nong thực quản 4 lần vì uống nhầm nước tro tàu làm bánhTheo lời kể của người nhà bệnh nhi, tai nạn xảy ra khi bé L. đi ăn giỗ cùng mẹ. Vì khát nước và trong lúc người lớn không để ý, bé gái 4 tuổi đã cầm chai nước tro tàu uống liền một hơi vì tưởng là nước suối. Ngay sau khi uống nhầm nước tro tàu, bé bị ho sặc sụa, đàm nhớt nhễ nhại và không thể ăn uống hay nuốt được. Vì vậy, gia đình đã đưa bé nhập viện tại bệnh viện địa phương. Sau 6 ngày điều trị nhưng tình trạng không chuyển biến nên bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM). Nhìn bề ngoài thì không thấy tổn thương gì nhưng bên trong cháu đã bị teo một đoạn thực quản. Vì vậy, suốt 3 tuần đầu sau khi cháu nhập viện chúng tôi phải đặt ống nong. Mỗi lần rút ống nong ra là cháu lại bị nghẹn, không ăn được”, bác sĩ Sơn cho biết. Để thấy cụ thể độ nguy hại của nước tro tàu khi bị nuốt phải, bác sĩ đã thử đổ chai hóa chất vào nước thì khói bốc lên, nước sôi ùng ục. Suốt 3 tháng qua, bé đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 nong thực quản tới 4 lần. Bác sĩ Sơn đánh giá đây là trường hợp điều trị rất gian nan và phức tạp. Dự kiến, bé còn phải nong thực quản và điều trị trong nhiều tháng nữa. Bé L. sẽ còn phải điều trị trong thời gian dài vì nước tro tàu là hóa chất cực mạnh chuyên dùng để làm mềmTheo thông tin trên báo VnExpress, mỗi năm bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) tiếp nhận chừng 15-20 trẻ bỏng thực quản do acid, kiềm. Thường gặp là acid từ bình ắc quy, làm vàng..., kiềm từ chất tẩy rửa, nước tro tàu làm bánh. Acid khi uống nhầm thường bỏng dữ dội nên phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Chất kiềm thường ngấm ngầm, nhìn bên ngoài không đánh giá được tổn thương nên người nhà có thể chủ quan bỏ qua, đến khi nhập viện thì tổn thương đã nặng nề, teo hẹp thực quản. Bỏng thực quản ở mức độ nặng, điều trị trễ sẽ gây viêm, gây loét và di chứng nặng nề nhất là teo hẹp thực quản, chữa rất khó và tốn thời gian lâu dài. Nhiều trường hợp phải mổ sử dụng ruột già để tái tạo thực quản cho trẻ rất phức tạp. Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ lỡ uống nhầm nước tro tàu. Ảnh minh họaBác sĩ Sơn khuyến cáo, xử trí ban đầu đơn giản nhất khi trẻ uống nhầm acid, kiềm, nước tro tàu là lấy nước lọc để rửa vết thương, cho em bé uống. Nhiều ý kiến cho rằng nếu trẻ uống chất kiềm thì lấy chanh vắt vô nước để dung hòa nhưng việc này có thể gây nguy hại vì không biết nồng độ bao nhiêu là hợp lý. Nếu bỏng acid thì lấy sữa tươi cho trẻ uống do sữa có tính chất kiềm nhưng cũng sẽ dẫn tới trường hợp không biết uống bao nhiêu, uống thế nào, có gây nhiễm trùng thêm ra hay không. Nếu phát hiện trẻ uống phải hóa chất chẳng hạn như nước tro tàu, tốt nhất người nhà cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Minh Thùy (T/h) Trung Quốc: Trẻ ho ra máu, động vật chết la liệt vì rò rỉ khí amoniac |