Lạc hậu đến 2-3 thế hệ
Báo cáo gần đây của Bộ Khoa học và Công nghệ về "Tình hình phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh” cho thấy: Phần lớn các DN nước ta (trong đó bao gồm các DN dân doanh) đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. 80-90% công nghệ nước ta sử dụng là công nghệ ngoại nhập. 76% máy móc dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960-1970. 75% số thiết bị đã hết khấu hao,ệpđangbếtắcvềcôngnghệkèo nhà cái u23 châu á 50% là đồ tân trang. Tính chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Đặc biệt ở khu sản xuất nhỏ, thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến 70%.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, tình trạng trang thiết bị, máy móc lạc hậu, công nghệ chậm được đổi mới đang là cản trở đối với quá trình phát triển và hội nhập của các DN, nhất là DN dân doanh. Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho DN khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm NK từ 20% đến 40%).
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho ra các kết quả giống nhau liên quan đến điểm yếu về công nghệ của DN Việt. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhận thức được thực tế này. VCCI cho rằng: Thực chất DN đang “bế tắc" về công nghệ. Các DN không thể cải thiện được công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với hàng NK. Câu chuyện về chỉ số hàng tồn kho cao một lần nữa chứng minh sự “bế tắc về công nghệ” đã khiến cho các DN không thể cải thiện được năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm mới đối với thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với hàng NK.
Không dựa được vào doanh nghiệp FDI
Trong cuộc tranh đua phát triển của thế giới ngày nay và cả từ trong lịch sử xa xưa, ai nắm giữ nhiều tiềm lực khoa học và công nghệ, người đó giành phần thắng.PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ DN năm 2012 của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (CIEM), hoạt động đổi mới chuyển giao công nghệ chủ yếu do các DN Việt Nam thực hiện, chiếm khoảng 70%, chỉ có 28% chuyển giao công nghệ do các DN FDI thực hiện. Điều này chứng tỏ rằng sự lan tỏa công nghệ giữa các DN trong nước thay vì chỉ từ DN nước ngoài tại Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong chuyển giao công nghệ nói chung. Một trong các lí do được CIEM chỉ ra là do khả năng hấp thụ công nghệ của DN trong nước thấp. Cho nên ngay cả khi DN FDI mang công nghệ vào đây nhưng DN trong nước không có năng lực hấp thụ thì việc chuyển giao công nghệ không xảy ra. Trong khi đó chuyển giao công nghệ từ DN nhà nước sang DN dân doanh cũng không thấy.
Theo VCCI, trong nhiều năm qua Chính phủ đã đặt nhiều kỳ vọng vào việc chuyển giao công nghệ, hiệu ứng lan tỏa từ khu vực FDI. Các DN FDI và mạng lưới của chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những yếu tố kiến thức cần thiết này cho sự phát triển của DN và ngành ở Việt Nam. FDI có thể bù đắp cho những thiếu hụt trong giáo dục, kĩ năng quản lí và tố chất doanh nhân, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức thương mại và thông tin thị trường. Đáng tiếc rằng, hiệu ứng lan tỏa về chuyển giao công nghệ từ các DN FDI sang các DN Việt Nam đã không diễn ra như mong đợi. Các DN FDI lại càng không đóng vai trò nền tảng mạnh đối với các DN trong nước mới khởi nghiệp.
Trong chương trình Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời ngày 4-5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã thừa nhận rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hầu hết ở dạng đầu tư 100% vốn của nước ngoài. Cho nên nhu cầu và điều kiện chuyển giao trực tiếp công nghệ cho đối tác liên doanh là ít. Trong báo cáo thống kê 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhận xét việc chuyển giao công nghệ chưa được nhiều, chỉ khoảng 5%. Như vậy là thấp!
Doanh nghiệp thiếu tiền
Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ đặt ra câu hỏi: “Trong bối cảnh các DN Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, tại sao giới doanh nhân lại chưa thực sự quan tâm tới việc đổi mới công nghệ và ít đặt hàng với các nhà khoa học trong nước để tìm ra những giải pháp tiết kiệm nhất cho sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới và thay thế các máy móc ngoại nhập?”.
Lí giải điều này, theo một báo cáo của Viện Kinh tế Việt Nam công bố gần đây, thứ nhất, tỉ suất lợi nhuận trên vốn của cả DN Nhà nước và tư nhân tăng không mạnh, do đó việc tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ là khá hạn chế. Vì thế, cho dù có khuyến khích DN đầu tư vào công nghệ bằng cách cho giữ lại một phần lợi nhuận trước thuế thì phần này cũng không đáng kể. Thứ hai, DN vừa và nhỏ không đủ nguồn lực để có thể đầu tư vào đổi mới công nghệ hiện đại, trong khi đó huy động nguồn lực từ bên ngoài thì rất khó khăn bởi vì đầu tư vào công nghệ, nhất là vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) là đầu tư mạo hiểm, vay từ hệ thống ngân hàng cho hoạt động kinh doanh đã khó, mà vay cho các hoạt động rủi ro như đầu tư công nghệ lại còn khó hơn nữa. Nguồn quan trọng nhất là Quỹ đầu tư mạo hiểm của cả tư nhân và Nhà nước thì lại hầu như còn thiếu hụt rất lớn. Thứ ba, một kênh quan trọng để DN vừa và nhỏ có thể cải tiến công nghệ là tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Thế nhưng, việc tham gia chuỗi cung ứng quốc tế đối với các DN vừa và nhỏ là rất khó khăn vì xuất phát điểm của các DN thấp từ trình độ công nghệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực.
Để đạt mục tiêu tăng hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa sản phẩm, VCCI cho rằng: Cần thúc đẩy triển khai chương trình hỗ trợ DN về đổi mới sản phẩm đổi mới công nghệ của Chính phủ và đặc biệt cần quan tâm đến sự phát triển của các DN Việt Nam ngay từ khi khởi sự. Chính sách NK công nghệ cao cũng cần được cân nhắc, đảm bảo tính hệ thống và nhất quán, đồng thời có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ. Ngoài ra, cần tạo môi trường thuận lợi để các mô hình về các Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ đầu tư tư nhân, Quỹ thiên sứ kinh doanh được thành lập và phát triển. Đây là những mô hình phù hợp để đầu tư vào những DN phát triển dựa vào công nghệ.
PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển đánh giá: Vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng lớn, thậm chí ngày càng có vai trò quyết định. Trong số những nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng… yếu tố khoa học và công nghệ ngày càng chiếm tỉ trọng cao. Nói cách khác, trong cuộc tranh đua phát triển của thế giới ngày nay và cả từ trong lịch sử xa xưa, ai nắm giữ nhiều tiềm lực khoa học và công nghệ, người đó giành phần thắng.
顶: 15858踩: 9787
【kèo nhà cái u23 châu á】Doanh nghiệp đang “bế tắc về công nghệ”
人参与 | 时间:2025-01-27 03:48:21
相关文章
- Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- Đánh bom xe gần tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Afghanistan
- Máy bay của hãng hàng không US Airways gặp sự cố
- Người hùng của Nhà máy điện Fukushima 1 qua đời
- Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- Hy Lạp đóng cửa đài phát thanh
- IAEA nghi Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
- Máy quân sự Mỹ rơi ở Colombia khi đang hạ cánh
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Thế trận bao vây Trung Quốc của không quân Mỹ
评论专区