发布时间:2025-01-25 18:06:55 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Tết Nguyên đán là sự khởi đầu cho năm mới,ồngđuđủbntếkèo nhà cái là gì vì vậy trên bàn thờ gia tiên của bất cứ gia đình người Việt nào cũng không thể thiếu mâm ngũ quả như dừa tươi, đu đủ, mãng cầu, cam, bưởi, quýt... để chưng tết.
Anh Kiên đang chăm sóc vườn đu đủ để trái kịp bán tết.
Những thứ trái này không chỉ để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của con người là ăn ngon, bổ dưỡng mà còn quan trọng trong đời sống tâm linh của nhiều người, thể hiện được ý nghĩa mong muốn của mọi gia đình, cầu mong một năm mới đủ đầy an khang, thịnh vượng. Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành khá lên nhờ trồng những giống cây tưởng chừng như đơn giản này mà thay đổi được cuộc đời từ nghèo khó vươn lên khá giả. Đó là nhờ vào sự sáng kiến tạo hình, khắc chữ trên trái để bán vào dịp tết, thu về nguồn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ở ấp Khánh Hội B, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, có anh Trịnh Văn Phước, trồng hơn 2.000m2 giống đu đủ vàng để bán trái chưng tết lợi nhuận hàng năm của anh cũng không ít. Theo anh Phước, giống đu đủ này chỉ bán được vào dịp tết, còn ngày thường ít ai mua. Vì theo quan niệm của nhiều người, ngày tết chưng giống đu đủ này xem như rước được “lộc vàng” năm mới nên rất đắt hàng, bán dễ. Thời gian xuống giống trồng thích hợp nhất là khoảng tháng 5 âm lịch đến tháng Chạp là thu hoạch trái đúng vào dịp tết. Đu đủ vàng cho từ 30-40 trái mỗi cây, cân nặng từ 400-500 gram/trái. Khi trái già chín có màu vàng nghệ, vị ngọt, thơm, ruột đỏ, vỏ cứng, dễ bảo quản vận chuyển, có thể để lâu khoảng 15-20 ngày mà không bị hư thối. Anh Phước cũng cho biết thêm, tết năm nay, dự kiến vườn đu đủ vàng nhà anh sẽ cung ứng ra thị trường hơn 12.000 trái. Mấy ngày qua, thương lái từ các nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang… đã đến đặt mua với giá 15.000 đồng/kg cân xô. Anh Phước nhẫm tính với giá này sau khi trừ các khoản chi phí, anh còn lợi nhuận hơn 70 triệu đồng.
Cùng chung cái vui với anh Phước, còn có thêm anh Kiên người cùng xóm với anh Phước cũng trồng 2,5 công đu đủ giống mẵn lùn da xanh đang trong thời kỳ thu hoạch rộ. Anh Kiên nói giống đu đủ này nhỏ trái ngang tầm giống đu đủ vàng, chỉ có điều khác biệt ở phần da trái màu vàng, trái màu xanh, thịt trái đu đủ có màu vàng cam, ăn có vị ngọt, thơm, mềm mà không nát. Giống đu đủ này trồng khoảng 2,5 tháng thì ra hoa, ít tháng sau thì cho thu hoạch, mỗi cây có thể cho trung bình 70-120kg trái, thời gian thu hoạch kéo dài từ 10-12 tháng/vụ/năm.
Theo anh Kiên, trồng đu đủ nhẹ công chăm sóc, thời gian thu hoạch kéo dài nên lợi nhuận nhiều hơn so với một số loại cây màu khác. Thêm vào đó, trái đu đủ bán đúng vào thời điểm Tết Nguyên đán không sợ bị dội chợ mà giá lại cao. Nếu như ngày thường giá đu đủ xanh bán chợ chỉ ở mức 5.000-7.000 đồng/kg thì những ngày cận tết, giá đu đủ có thể tăng lên 10.000-12.000 đồng/kg, lắm lúc hút hàng giá còn cao hơn. Vì vậy nhiều năm qua với diện tích này, anh Kiên chỉ chuyên canh trồng cây đu đủ, cho anh nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Theo những vị cao niên thì trong suy nghĩ và tập tục của nhiều người thì trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, dù ở vùng miền nào của đất nước, mỗi nhà đều chuẩn bị mâm phẩm vật đủ năm loại trái cây như trái mãng cầu, đu đủ, dừa tươi, trái bưởi, xoài, trái sung… Mỗi loại trái mang những ý nghĩa sâu sắc riêng nhưng đều thể hiện tấm lòng tri ân của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và khát vọng sung túc, cát tường trong dịp đầu năm mới, tượng trưng cho sự mong muốn một năm “sung túc, cầu, dừa, đủ, xoài (xài)” trong năm mới bắt đầu.
Theo lối chơi chữ này, quả mãng cầu là yếu tố đầu tiên không thể thiếu với ý nghĩa thể hiện sự khát khao và mong cầu những điều may mắn và tiền tài sẽ đến với gia đình. Đối với người dân miền Nam thì không quá nhiều tham vọng trong năm mới, chỉ cầu sự bình an và ăn no mặc ấm là điều quý giá trong cuộc sống mỗi người. Với ý nghĩa trên, quả dừa cũng là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết của người Nam bộ. Trong cái tên của quả đu đủ, cũng thể hiện phần nghĩa ứng với mong cầu “đủ” của mọi gia đình như: đủ tiền, đủ sức khỏe, đủ may mắn,... Nhờ vào tên gọi của mình, đu đủ luôn hiện diện trong các phẩm vật cổ truyền trong dịp Tết Nguyên đán từ xưa đến nay. Loại quả này là tượng trưng cho khát vọng về sự thịnh vượng và vuông tròn trong vật chất lẫn tâm hồn cho mỗi người khi tết đến xuân về.
Cho dù quan điểm mỗi vùng miền có khác nhau, nhưng mâm ngũ quả đã trở thành một nét đẹp độc đáo, thể hiện tấm lòng hiếu kính với ông bà, tổ tiên và khát vọng an khang, hạnh phúc trong dịp năm mới của mọi gia đình Việt.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
相关文章
随便看看