Đông trùng hạ thảo được rao bán tràn lan trên chợ mạng
Từ lâu đông trùng hạ thảo được xem như là một "tiên dược" quý trong nền y học cổ truyền Trung Quốc. Hiện nay,ảnhbáovềchuyệnrácthuốctừđôngtrùnghạthảngoai hang anh hôm nay nền y học Việt Nam cũng sử dụng đông trùng hạ thảo để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau.
Đông trùng hạ thảo trong dược học truyền thống Trung Quốc và theo tuyệt đại đa số dược giả Trung Quốc chỉ là loại dược liệu phức hợp giữa một loài nấm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với ấu trùng của một loài bướm thuộc chi Thitarodes. Có tên Đông trùng hạ thảo là mùa đông, nấm ký sinh trên ấu trùng làm nó chết vì bị lấy hết dinh dưỡng. Mùa hè ấm áp, nấm mọc ra khỏi xác ấu trùng như một ngọn cỏ, vì vậy mà được coi lưỡng vật (sâu mùa Đông, cỏ - thực chất là nấm - mùa Hè).
Đông trùng Hạ thảo ở Trung Quốc có nhiều trên các đồng cỏ cao nguyên trên mực nước biển 3500 - 5000m như Tứ Xuyên, Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam, Cam Túc. Tuy nhiên, do đặc tính sinh học của ngành phụ Nấm nang (Ascomycota - mà Ophiocordyceps sinensis chỉ là một chi trong ngành) nên ngành nấm này phân bố rộng khắp ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á.
Mặt khác, có tới hơn 570 loài trùng thảo khác được hình thành theo cách ký sinh như vậy nhưng là các loại nấm khác, không phải Ophiocordyceps sinensis và phát triển trên cơ thể loại ấu trùng không phải Thitarodes. Riêng hai chi nấm Ophiocordyceps và Cordyceps đã có khoảng 170 loài khác nhau và ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Đến nay, mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất về loài Ophiocordyceps sinensis và Cordyceps militaris.
Do giá trị kinh tế mà đông trùng hạ thảo mang lại rất cao khiến các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch làm cho loài nấm này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Xong hiện nay trên thị trường Việt Nam các thông tin về đông trùng hạ thảo nhập khẩu và sản xuất trong nước vẫn còn nhập nhằng, niềm tin của khách hàng vào sản phẩm chưa cao do hiểu biết về sản phẩm còn mập mờ. Đây cũng là một trong những kẽ hở để các sản phẩm đông trùng hạ thảo giả, kém chất lượng len lỏi, gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì thế người mua đông trùng hạ thảo không khác nào lạc vào mê cung mà khả năng “sập bẫy” hàng kém chất lượng là rất cao.