设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kq nha cai】Nghị quyết số 04 正文

【kq nha cai】Nghị quyết số 04

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-12 03:44:19

Đến năm 2025,ịquyếtsốkq nha cai kinh tế số chiếm 20% GRDP

Điểm đột phá trong nghị quyết này là tầm nhìn chiến lược mang tính khái quát cao, quyết tâm lớn; đồng thời thể hiện rõ khát vọng bứt phá trong cuộc cách mạng 4.0 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Nghị quyết đã khẳng định, chuyển đổi số phải được thực hiện trong từng lĩnh vực tiến tới chuyển đổi tổng thể và toàn diện, với 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Đặc biệt, lấy doanh nghiệp, người dân vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình chuyển đổi số; lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì tập trung chuyển đổi trước; chọn một số ngành, địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi toàn diện, làm điểm để rút kinh nghiệm. Chuyển đổi số phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan trong chỉ đạo thực hiện và lấy tiêu chí số hóa để đánh giá cán bộ hằng năm.

Chuyển đổi số đang tác động đến từng lĩnh vực của đời sống. Việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đang mang lại sự hài lòng rất lớn cho người dân và doanh nghiệp. Trong ảnh: Người dân TP. Đồng Xoài thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại bộ phận một cửa - Ảnh: Ngân Hà

Từ quan điểm nêu trên, nghị quyết đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông (ICT); các hoạt động kinh tế số nền tảng trên mạng internet (kinh tế số internet); kinh tế số ngành. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số của mỗi ngành chiếm tỷ trọng từ 7-10% trong tổng GRDP của tỉnh.

Mọi người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ được định danh và lưu giữ dưới dạng số hóa làm cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục hành chính tiếp theo mà không cần cung cấp hồ sơ trước đó. Đẩy mạnh sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt, nhất là các khoản nộp cho Nhà nước. Các điểm công cộng, đường giao thông, tuyến biên giới, từng khu phố, khu dân cư đều lắp đặt camera giám sát an ninh, trật tự công cộng. Phấn đấu 100% hộ gia đình sử dụng phương tiện kết nối thông minh; khuyến khích người dân áp dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống; tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính, phản ánh hiện trường qua hệ thống camera.

Nhiệm vụ trọng tâm và lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, nghị quyết yêu cầu tập trung nguồn lực thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ sau: Một là nhóm 4 nhiệm vụ trọng tâm và lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, nghị quyết đề ra mục tiêu: Phát triển hạ tầng số; lắp đặt mạng 5G tại các khu trung tâm và các khu công nghiệp; cải tạo, nâng cấp mạng 4G phủ sóng 100% diện tích của tỉnh đảm bảo việc khai thác dữ liệu nhanh, tiện lợi. Mọi hoạt động hành chính của các cấp, ngành đều thực hiện trên môi trường điện tử để 100% hồ sơ công việc được số hóa đầu vào, tạo điều kiện cho việc số hóa các bước triển khai tiếp theo. Xây dựng kế hoạch và chính sách thu hút, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng; duy trì hoạt động Trung tâm Giám sát an toàn thông tin mạng (SOC), bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp. Đây là điều kiện tiên quyết để Bình Phước thực hiện chuyển đổi số và kết nối mọi hoạt động của người dân với chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương. Đây cũng là một trong những nội dung cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng: Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong quá trình phát triển.

Hai là nhóm 9 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, gồm: Quản lý dân cư, mọi vấn đề liên quan đến công dân đều được kết nối, chia sẻ thông qua mã số định danh công dân thông qua căn cước công dân. Về quản lý tài nguyên: Tập trung hoàn thành việc đo giải thửa, xây dựng dữ liệu đất đai toàn tỉnh, 100% khu, cụm công nghiệp đều có hệ thống quan trắc môi trường tự động, thực hiện xong trong năm 2022. Nội dung này bám sát tình hình thực tế của tỉnh. Vì hiện nay, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 9-2-2017 của UBND tỉnh đạt 49,4%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 52/2009/QĐ-UBND ngày 4-11-2009 và Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 6-5-2013 của UBND tỉnh đạt 20,6% diện tích cần cấp ban đầu. Đặc biệt, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố đạt tỷ lệ rất thấp, như: huyện Hớn Quản đạt 25,97%, thành phố Đồng Xoài 34,14%, Phước Long đạt 50,55%,… Do đó, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa tạo cho người dân yên tâm sản xuất và có điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng.

 Về quản lý nông nghiệp, nghị quyết yêu cầu thực hiện từng bước trong từng khâu sản xuất, từng sản phẩm; từng trang trại, doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025 có 20% trang trại, doanh nghiệp với khoảng 5-7 sản phẩm được số hóa; các xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm số hóa và phải có 100% sản phẩm OCOP được số hóa. Để đạt được mục tiêu này cần sự quyết tâm lớn cùng sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành. Bởi đây là giải pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất để nhà nông tránh vòng luẩn quẩn “trồng, chặt rồi lại trồng” và từ bỏ được tình trạng “giải cứu nông sản”. Vì một khi đã có 100% sản phẩm OCOP được số hóa thì việc tiếp cận thị trường nông sản toàn cầu của người dân sẽ vô cùng thuận lợi.

Giải pháp cụ thể và bám sát thực tiễn

Bước đột phá mạnh mẽ trong nghị quyết này là Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chọn 5 mô hình thí điểm chuyển đổi số toàn diện, gồm các công ty: Cổ phần Sản xuất - Xây dựng - Thương mại và Nông nghiệp Hải Vương, Cổ phần Becamex - Bình Phước, TNHH MTV cao su Bình Phước, cổ phần cao su Sông Bé, TNHH MTV xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp tỉnh. Mô hình hợp tác xã: Hợp tác xã tiêu hữu cơ Lộc Quang (huyện Lộc Ninh), Hợp tác xã Phước Thiện (huyện Bù Đốp). Mô hình cơ quan hành chính: Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, GD&ĐT, Y tế, Lao đông - Thương binh và Xã hội, Công Thương; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ban quản lý khu kinh tế. Mô hình cấp huyện: thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, huyện Lộc Ninh.

Và để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nghị quyết đã đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đề ra các giải pháp cụ thể, bám sát tình hình thực tế của tỉnh, đó là: Xây dựng chính sách đầu tư, thu hút, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Xây dựng quy định bắt buộc các hoạt động cơ quan nhà nước đều thực hiện trên môi trường mạng, 100% văn bản đều phải ký số, chấm dứt lưu hành văn bản giấy (trừ văn bản có độ mật). Cũng trong ngày 18-5-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 239-QĐ/TU về việc thành lập Ban chỉ đạo; Tổ chuyên gia, tư vấn; Tổ kiểm tra giám sát việc chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi làm Trưởng ban chỉ đạo.

Đặc biệt, trong nghị quyết đã giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết thuộc khối cơ quan nhà nước; tham mưu xây dựng chính sách; bố trí đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ nghị quyết; thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, chính quyền địa phương thực hiện không nghiêm. Với sự vào cuộc quyết liệt của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cuộc cách mạng 4.0 sẽ sớm mang lại hiệu quả tích cực, thiết thực, là động lực to lớn, bệ phóng vững chắc để khát vọng phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước sớm thành hiện thực.

热门文章

0.0949s , 7266.296875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kq nha cai】Nghị quyết số 04,88Point  

sitemap

Top