【tỷ lệ kèo lịch thi đấu】Tiếp tục phát hiện hàng giả mạo xuất xứ
Gần 8.500 sản phẩm thời trang Trung Quốc nhập khẩu giả mạo xuất xứ | |
Những hình ảnh quần áo Trung Quốc giả mạo xuất xứ | |
Nhập cả container quần áo Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam và Hàn Quốc | |
Đang kiểm tra lô hàng quần áo nhập khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam số lượng lớn |
Lô hàng thời trang Trung Quốc giả mạo xuất xứ vừa bị cơ quan Hải quan TPHCM phát hiện. Ảnh: Thu Hòa. |
Báo động hàng giả mạo xuất xứ
Ngày 9/10,ếptụcpháthiệnhànggiảmạoxuấtxứtỷ lệ kèo lịch thi đấu lô hàng gần 8.500 sản phẩm quần áo nhập khẩu từ Trung Quốc, giả mạo xuất xứ Việt Nam và Hàn Quốc đã bị Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan TPHCM, Phòng PC03 - Công an TPHCM, Biên phòng TPHCM kiểm tra, phát hiện ngăn chặn kịp thời ngay từ cửa khẩu.
Trong lô hàng trên, cơ quan Hải quan phát hiện gần 5.200 sản phẩm quần jean nữ người lớn hiệu YESUN- JEOSEOL, mới 100%, nhãn ghi xuất xứ Made in Korea; trên 1.800 áo thun nam người lớn, hiệu CALIX, nhãn ghi xuất xứ Made in Vietnam và gần 1.500 quần jean nữ người lớn hiệu B&J, ghi nhãn Made in Vietnam. Ngoài ra, trong lô hàng vi phạm này, lực lượng chức năng phát hiện còn có gần 50 kg (6.500 nhãn) bằng giấy và bằng vải ghi chữ Hàn Quốc và “Made in Korea”.
Lô hàng này do Công ty TNHH Thịnh Hòa (Quận 10, TPHCM) làm thủ tục nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan: Hàng hóa là quần, áo các loại, xuất xứ Trung Quốc (trong hồ sơ nhập khẩu của doanh nghiệp có cả C/O form E của Trung Quốc), trị giá theo khai báo gần 50.000 USD.
Tại thị trường nội địa, lực lượng Quản lý thị trường TPHCM cũng đã kiểm tra và bắt giữ lô hàng của một DN tại quận 6 với gần 10.000 sản phẩm cặp lồng, ấm pha trà, bát inox các loại không có hóa đơn chứng từ; hơn 2.000 vỏ micro trôi nổi, hơn 600 bộ tách trà không hóa đơn chứng từ nhưng lại ghi trên sản phẩm dòng chữ “Hang Viet Nam”, cùng gần 2 triệu sản phẩm đồ sứ không nhãn hiệu…
Trong những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2019, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương cũng liên tiếp phát hiện nhiều lô hàng với số lượng lớn giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đang lưu thông ra thị trường nhằm thu lợi bất chính. Cụ thể, ngày 9/10, Công an Thị xã Dĩ An phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 5 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra kho hàng ở khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện có khoảng 6.000 ba lô, túi xách của các nhãn hiệu nổi tiếng như LV, Gucci… Toàn bộ lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nghi là hàng giả. Qua làm việc, chủ kho hàng là Lê Văn Tuấn (29 tuổi, quê Thanh Hoá, tạm trú tại tỉnh Bình Dương) không xuất trình được bất kì giấy tờ chứng minh nguồn gốc lô hàng.
Trước đó, ngày 27/9, Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp Đội Cảnh sát kinh tế Công an Thị xã Dĩ An (Bình Dương) đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh túi xách có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, tại địa chỉ số 30/18 đường Chiêu Liêu, khu phố Đông Chiêu, phường Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở trên đang kinh doanh trên 500 đơn vị sản phẩm túi xách các thương hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ độc quyền như: CHARLES & KIETH, PEDRO, HERMES… Chủ cơ sở kinh doanh trên cho biết mua túi xách này về để bán lại, nhưng không cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Siết chặt từ nội địa tới cửa khẩu
Theo các chuyên gia, nhiều mặt hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng nhập lậu nhưng gắn mác “Made in Vietnam” đang đánh lừa người tiêu dùng trong nước. Hành vi gian lận thương mại này có xu hướng ngày càng tăng, khiến thị trường hàng hóa trở nên thiếu minh bạch và bất bình đẳng. Hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, giả mạo nhãn mác hàng hóa Việt Nam ngoài việc ảnh hưởng đến DN làm ăn chân chính, người tiêu dùng, còn gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM và Tổng cục Hải quan về ngăn chặn hàng lậu, hàng giả mạo xuất xứ, các cơ quan quản lý từ cửa khẩu đến nội địa của TPHCM hiện đang triển khai các giải pháp nhằm kiểm tra, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Với vai trò quản lý nhà nước tại cửa khẩu, Cục Hải quan TPHCM tăng cường thu thập, trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình địa bàn để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các dấu hiệu nghi vấn, các hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; kiểm tra chặt chẽ việc khai báo mã HS cho mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, không để các đối tượng cố tình khai báo sai mã HS của nguyên liệu nhập khẩu để làm căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại các đơn vị cấp C/O.
Cục Quản lý thị trường TPHCM tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam; tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh, không vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam.
Tại địa bàn Bình Dương, để ngăn chặn hiệu quả công tác phòng, chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lãnh đạo Cục Hải quan Bình Dương đã chỉ đạo các Chi cục tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin để phục vụ công tác phân tích, xác định đúng lô hàng trọng điểm cần giám sát, kiểm soát chặt chẽ, áp dụng quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trong thông quan và kiểm tra sau thông quan đối với những trường hợp nghi vấn giả mạo xuất xứ. Ngoài ra, các đơn vị chủ động tổ chức triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để tăng cường kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ, hàng giả... trong quá trình làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý.
Lực lượng Quản lý thị trường Bình Dương cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam, giữ vững ổn định thị trường, đặc biệt là dịp cuối năm.