您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
【nhận định newcastle vs tottenham】Thuê vợ và các hủ tục hôn nhân tái xuất ở Trung Quốc
Ngoại Hạng Anh55人已围观
简介Vài năm trở lại đây, một số ngân hàng ở các vùng nông thôn Trung Quốc bắt đầu mở dịch vụ "vay vốn kế ...
Vài năm trở lại đây,êvợvàcáchủtụchônnhântáixuấtởTrungQuốnhận định newcastle vs tottenham một số ngân hàng ở các vùng nông thôn Trung Quốc bắt đầu mở dịch vụ "vay vốn kết hôn". Một người được vay tối đa 300.000 NDT với lãi suất tối thiểu 4,9%/năm, theo Sohu.
Số tiền này được vay với mục đích tổ chức hôn lễ hoặc lo đồ sính lễ mà nhà trai phải trả cho nhà gái. Điều kiện bắt buộc của người vay vốn là phải làm việc trong các tổ chức, cơ quan nhà nước.
Dịch vụ cho vay như vậy hiện tạo ra nhiều cuộc tranh luận. Nhiều người ủng hộ vì cho rằng đây là giải pháp trước mắt để giúp 30 triệu nam giới ở các vùng quê thoát khỏi cảnh ế vợ.
Tuy nhiên, số khác phản đối với lý do dịch vụ vay vốn này không giải quyết triệt để thực trạng trên mà chỉ khuyến khích các hủ tục và làm nảy sinh những vấn đề khác như thách cưới, thuê vợ, hôn nhân đổi chác.
Dịch vụ hỗ trợ vay vốn kết hôn gây tranh cãi ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Mua bán hôn nhân
Mua bán hôn nhân nghĩa là xây dựng quan hệ vợ chồng bằng phương thức trao đổi tiền bạc, của cải. Theo Sohu, có hai hình thức mua bán chính là công khai hoặc giao dịch ngầm.
Loại công khai thường có sự tham gia của bên thứ ba là các dịch vụ, người mai mối. Số tiền nhà trai bỏ ra để "mua vợ" so với khoản tiền mà nhà gái nhận được thường chênh lệch nhiều do đã bị bên thứ 3 trích làm tiền giao dịch, hưởng hoa hồng.
Còn đối với giao dịch ngầm, cha mẹ nhà gái thường không chỉ rõ số tiền mua dâu nhưng luôn yêu cầu số lượng hồi môn nhất định. Số tiền này thường cao hơn rất nhiều so với của hồi môn trong những cuộc hôn nhân bình thường.
Ở một số vùng nông thôn, nơi phụ nữ ngày một khan hiếm, nhiều gia đình đã hiện thực hóa mong muốn kết hôn bằng việc mua bán.
Tại làng Jiangbian (tỉnh Vân Nam), một số gia đình đã trả hơn 100.000 NDT để mua cô dâu từ Quý Châu, Hồ Bắc. Nhiều thanh niên độc thân thậm chí còn coi việc kiếm đủ tiền để mua vợ là động lực chính trong cuộc sống của mình.
Trung Quốc là một trong những quốc gia mất cân bằng về giới tính nhất trên thế giới, với tỷ lệ trẻ sinh ra là 114 nam/100 nữ. Ảnh: New York Times. |
Xiaohua đến từ một ngôi làng miền núi ở Vân Nam đã được cha mẹ gả đến làng Jiangbian vào đầu năm nay. Thay vì được cưới xin đàng hoàng, cô gái này cảm thấy bản thân không khác gì một món hàng bị bán đi.
Nhiều người đã đến hỏi cưới Xiaohua nhưng chỉ có một chàng trai tự giới thiệu là doanh nhân đến từ Jiangbian chấp nhận yêu cầu thách cưới của gia đình cô.
Ngày thành hôn không được tổ chức theo đúng phong tục ở quê nhà. Xiaohua được mẹ và một vài người thân tiễn ra bến xe để lên đường đến Jiangbian.
Tuy nhiên, khi đến nơi, cô gái 20 tuổi mới nhận ra nhà chồng của cô cũng rất nghèo túng. Họ đã vay mượn rất nhiều tiền để có thể cưới cô về.
"Tôi từng muốn bỏ trốn nhưng vẫn thuyết phục mình ở lại. May mắn mẹ chồng đối xử rất tốt với tôi. Chồng tôi không nói nhiều nhưng cũng khá chu đáo. Sau khi có con, tôi không bao giờ nghĩ đến việc bỏ đi nữa".
Thông gia kép
Mua bán hôn nhân ngày càng phổ biến. Tuy nhiên với những gia đình nghèo, việc vay mượn một số tiền lớn không phải là chuyện dễ dàng.
Trong trường hợp này, không ít người sẽ nghĩ đến hôn nhân trao đổi, tức đổi chác người thân, kết thông gia kép.
Hôn nhân trao đổi có 3 loại: trao đổi ngang hàng, trao đổi tam giác hoặc trao đổi đa phương.
Trao đổi ngang hàng là phổ biến và đơn giản nhất, trong đó con trai, con gái của gia đình này sẽ lấy hai anh em/chị em trong một gia đình khác. Điều kiện tiên quyết là hai gia đình có một trai, một gái và chấp nhận việc kết thông gia kép.
Hôn nhân trao đổi phổ biến tại các làng quê Trung Quốc. Ảnh: Telegraph. |
Có những loại trao đổi phức tạp hơn giữa 3, 4 thậm chí 5 gia đình sẽ được gọi là trao đổi tam giác hoặc đa phương.
Các cuộc hôn nhân trao đổi vốn đã xuất hiện sớm trong lịch sử Trung Quốc. Trong xã hội hiện đại, điều này hiếm thấy hơn. Nhưng ở những vùng quê nghèo và hẻo lánh, việc trao đổi họ hàng đã trở thành chiến lược để giúp các thanh niên thoát cảnh cô độc.
Vợ thuê
Theo nhà nghiên cứu Peng Taisong, tác giả cuốn sách Làng độc thân xuất bản năm 2017, cho thuê vợ chính là biến vợ mình thành món hàng, mang đi cầm cố, cho thuê trong khoảng thời gian nhất định.
Bên thuê và bên cho thuê sẽ thỏa thuận kỳ hạn, tiền thuê và các điều khoản khác để thống nhất hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng, người vợ sẽ bắt đầu quan hệ "vợ chồng lâm thời" với người chồng mới.
Một số hợp đồng quy định người phụ nữ đã làm lễ cưới mới không được chung sống với người chồng cũ và không được thăm con trong thời gian được thuê. Một vài trường hợp thậm chí còn yêu cầu người vợ phải sinh con cho chồng mới.
Người vợ cho thuê ở các vùng quê được gọi theo những cái tên khác nhau. Ví dụ, ở phía đông bắc, nó được gọi là gangtao, ở Cam Túc được gọi là Xiuqi và Thiểm Tây được gọi là Chuanmenzi. Dù tên gọi khác nhau, mô hình hôn nhân và động cơ về cơ bản là giống nhau.
Zhang và chồng đều là người Hà Nam, sau khi kết hôn họ có một bé trai và một bé gái. Năm 1999, chồng Zhang qua đời vì tai nạn lao động.
Không đủ khả năng nuôi con, Zhang đồng ý làm vợ thuê của ông Yan, một người đàn ông lớn tuổi chưa vợ cùng quê. Trong hợp đồng quy định ông Yan sẽ chung sống với Zhang như vợ chồng và có trách nhiệm chu cấp cho hai con của cô.
Mua bán hôn nhân, thuê vợ, thông gia kép bị chỉ trích vì dùng lợi ích vật chất trao đổi hôn nhân. Ảnh: Weibo. |
Năm 2010, một cuộc khảo sát được thực hiện với hàng nghìn người di cư nông thôn tại 10 thành phố trên khắp Trung Quốc, kết luận rằng cô độc, thiếu trải nghiệm lãng mạn là tình cảnh chung của nhóm này.
Kinh tế khó khăn, mất cân bằng giới tính cùng tư tưởng phân biệt vùng miền khiến số lượng "đàn ông còn sót lại" tại các vùng quê ngày càng nhiều.
"Tình trạng mua bán hôn nhân, thuê vợ, thông gia kép vốn là những hủ tục đã quay trở lại, phổ biến trong xã hội hiện đại đang cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề", nhà nghiên cứu Peng Taisong nhận định.
Theo Zing
Sự thật vụ ‘chồng già, vợ trẻ’ gây rúng động xã hội Trung Quốc
Theo tờ QQ, sự mất cân bằng giới tính và quan niệm hôn nhân của một bộ phận phụ nữ thay đổi đã khiến đàn ông nông thôn Trung Quốc khó lấy vợ.
Tags:
相关文章
Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
Ngoại Hạng AnhNgười Mỹ hiện nợ kỷ lục 1.170 tỷ USD trên thẻ tín dụng. Ảnh tư liệuBáo cáo trích dẫn dữ liệu do Bank ...
阅读更多Đại hội Đoàn khối Các cơ quan tỉnh Bình Dương lần thứ I, nhiệm kỳ 2024
Ngoại Hạng Anh* Anh Biện Tuấn Vũ trúng cử chức danh Bí thư(BDO) Sáng 26-10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉ ...
阅读更多Cần một Nghị quyết mới cho vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ
Ngoại Hạng AnhHội thảo “Phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo quốc phòng, an nin ...
阅读更多
热门文章
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Mở rộng phạm vi áp dụng giao dịch điện tử cần cân nhắc tính khả thi
- Hoàng Thùy hạ cánh an toàn, sẵn sàng chinh chiến Miss Universe 2019
- Hoàng Thùy ghi điểm với Fashion Show dành cho bệnh nhân ung thư
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- Ổn định vĩ mô, dĩ bất biến ứng vạn biến
最新文章
-
Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
-
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam được nghỉ hưu trước tuổi
-
Sửa Luật Đất đai: Đấu giá, đấu thầu đất hướng tới minh bạch, công bằng
-
Chủ tịch Quốc hội: Vừa được chọn để giám sát, quy hoạch đã có chuyển biến rất mạnh
-
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
-
Bất chấp khủng hoảng Yezzy, doanh thu của Adidas vẫn vượt kỳ vọng
友情链接
- Philippines đóng cửa trường học, tạm dừng giao dịch ngoại hối do bão Trami
- Sáng kiến kích cầu du lịch tại một số nước châu Á
- Xe điện tại Ấn Độ và Đông Nam Á có thể trở thành thị trường 1,3 nghìn tỷ USD
- Thêm 4 quốc gia khẳng định ủng hộ việc xóa bỏ khoảng cách tiền lương theo giới tính
- Halida: Thay đổi hình ảnh mới
- Gần 25.000 thẻ điện thoại Mobifone nhập lậu là bị làm giả
- Lũ lụt và đói nghèo ảnh hưởng đến hơn 4 triệu người ở Tây và Trung Phi
- Chủ nghĩa hoài nghi hiệu quả giáo dục đại học gia tăng do đâu?
- Điểm chuẩn Trường ĐH Tài chính
- Hải quan Gia Lai