【tl bd tt】Bộ TT&TT gặp mặt cán bộ hưu trí ngành khu vực miền Trung
Buổi gặp nghĩa tình,ộTTTTgặpmặtcánbộhưutríngànhkhuvựcmiềtl bd tt trang trọng
Sáng 20/8, tại Đà Nẵng, Bộ TT&TT đã tổ chức gặp mặt đại diện cán bộ hưu trí khu vực miền Trung - Tây Nguyên nhân kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống ngành TT&TT; 20 năm thành lập Bộ Bưu chính, Viễn thông; 15 năm thành lập Bộ TT&TT.
Trước buổi gặp gỡ, đoàn công tác đã có buổi viếng thăm Nghĩa trang và Đài Tưởng niệm của ngành Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng (quận Ngũ Hành Sơn).
Đúng 10h, gần 100 cán bộ đại diện của ngành qua các thời kỳ đã tề tựu đông đủ, ấm cúng và trang trọng. Tại buổi gặp gỡ, các cán bộ hưu trí được chia sẻ những suy nghĩ, đề đạt nguyện vọng…với lãnh đạo Bộ TT&TT.
Nguyên Hiệu trưởng trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt – Hàn Phí Đắc Hải chia sẻ: "Có lẽ từ khi tham gia ngành bưu chính viễn thông tới giờ, đây là lần đầu tiên, tôi thấy có cuộc tổ chức gặp mặt với quy mô lớn, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ TT&TT với cán bộ hưu trí".
Ông Hồ Thế, nguyên Giám đốc Bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng xúc động khi cùng đi thăm đài tưởng niệm tại Đà Nẵng. Năm 1995, Đài được tôn tạo và giữ gìn cho đến nay. “Tôi có mong muốn và đề đạt nhiều lần, nên làm tờ trình với thành phố để đài tưởng niệm được công nhận là Di tích lịch sử. Tôi mong Bộ TT&TT có ý kiến...”, ông nói.
Một số cán bộ bày tỏ xúc động về sáng kiến gặp mặt các các bộ hưu trí của Bộ TT&TT,mong muốn những buổi gặp gỡ như thế này được tổ chức hàng năm….
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi tới các cán bộ đã nghỉ hưu lời thăm hỏi chân thành, mong muốn được tiếp tục theo dõi, ủng hộ và đóng góp những ý kiến để ngành tiếp tục phát triển.
Về đề nghị công nhận di tích đài tưởng niệm Bưu điện miền Trung, Bộ giao cho Giám đốc Sở TT&TT làm việc với thành phố. Bộ trưởng sẽ làm việc với các lãnh đạo với Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Bộ TT&TT luôn giữ tinh thần "muốn đi xa thì phải về gần, muốn phát triển mở ra tương lai thì phải kế thừa quá khứ". Đây là một truyền thống của ngành TT&TT.
Tiếp tục tiên phong, đi đầu
Bộ TT&TT là bộ đa ngành, quản lý báo chí, xuất bản, bưu điện, CNTT, chuyển đổi số, kinh tế số. Ngôi nhà của ngành đang mở rộng. CNTT là đại diện của CMCN 3.0, chuyển đổi số đại diện cho CMCN 4.0. "Có thể nói rất tự hào trong các CMCN gần đây đều có lĩnh vực của Ngành".
Bộ trưởng thông báo Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định mới về chức năng nhiệm vụ của Bộ TT&TT, theo đó, có nhiều đơn vị mới như: Cục Chuyển đổi số Quốc gia, phụ trách lĩnh vực chuyển đổi số; Vụ Kinh tế số quản lý lĩnh vực mới hoàn toàn của Bộ TT&TT. Bộ TT&TT có vai trò và vị trí quan trọng trong sự phát triển đất nước khi các lĩnh vực do Ngành quản lý đều có định hướng, chiến lược phát triển mới.Về lĩnh vực Bưu chính, Thủ tướng đã ký Chiến lược quốc gia về phát triển bưu chính quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 và trở thành hạ tầng vững chắc, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Lĩnh vực bưu chính phát triển lớn hơn viễn thông, tăng trưởng 30 - 35% và chuyển sang thương mại điện tử.
Lĩnh vực Viễn thông chuyển thành hạ tầng số, phục vụ phát triển nền kinh tế. Lĩnh vực ứng dụng CNTT chuyển thành chuyển đổi số, dẫn dắt tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Về lĩnh vực an toàn thông tin, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành cường quốc về an toàn thông tin mạng. Về kinh tế số, Thủ tướng đã ban hành chiến lược về phát triển kinh tế số - xã hội số. Lĩnh vực công nghiệp CNTT - truyền thông sẽ phấn đấu trở thành ngành công nghiệp lớn nhất của đất nước.
Trong khi đó, báo chí có chiến lược chuyển đổi số, có sứ mệnh mới là khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, biến thành sức mạnh tinh thần để Việt Nam bay lên. Lĩnh vực xuất bản có chiến lược xuất bản sách điện tử.
Báo chí, xuất bản và bưu điện đã đi đầu trong công cuộc đổi mới của đất nước và đổi mới thành công. Phổ cập điện thoại, phổ cập Internet, phổ cập sách, báo đến mọi người dân Việt Nam là một trong số rất nhiều đóng góp của ngành TT&TT. Lực lượng báo chí cách mạng và lực lượng bưu điện đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương cao quý nhất - Huân chương Sao Vàng. Lực lượng xuất bản được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Phát huy truyền thống quý báu đó, ngành TT&TT tiếp tục tiên phong đi đầu trong cuộc CMCN lần thứ 4, tiếp tục đổi mới và sẽ đổi mới thành công.
Bộ trưởng cho biết: Việt Nam là một trong số ít nước làm chủ hầu hết các sản phẩm an toàn, an ninh mạng tới 95%. Đặc biệt, năm 2021, Việt Nam được xếp hạng 25 về An toàn thông tin, đây là mức cao.
An toàn thông tin phải đảm bảo Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền trên mọi không gian trong đó có không gian mạng. Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng và phải đặt mục tiêu trở thành cường quốc về an toàn an ninh mạng trên không gian số.
Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Dự kiến đến năm 2030, tỷ trọng Kinh tế số chiếm 30% GDP, hiện nay là trên 10%.
“Đôi cánh" để đất nước bay lên
Theo Bộ trưởng, trước đây đã có giai đoạn thăng trầm khi các Sở TT&TT có nguy cơ bị sáp nhập với các sở khác vào năm 2018 – 2019. Thời điểm đó, các tỉnh đã lập xong kế hoạch nhưng "chúng ta đã dừng lại được". Không những thế, còn làm cho Bộ TT&TT trở thành một trong những Bộ quan trọng nhất.
Đến nay, ngành TT&TT giống như một đôi cánh để đất nước bay lên. Một dân tộc, một đất nước muốn "hóa rồng, hóa hổ" thì phải dựa chủ yếu trên sức mạnh tinh thần.
Muốn trở thành nước phát triển thì phải dựa trên sức mạnh vật chất, mà sức mạnh vật chất bây giờ chủ yếu là công nghệ. Thời gian tới cơ bản phát triển dựa trên công nghệ, chủ đạo là công nghệ số. Ngành TT&TT nắm công nghệ số, sức mạnh công nghệ cất cánh để cho Việt Nam bay lên hùng cường, thịnh vượng. Sứ mạng của ngành trong giai đoạn này rất đặc biệt, Việt Nam có trở thành hùng cường hay không chính là trong giai đoạn này.