【xep hang bong da tay ban nha】Hậu 20/11: Thầy giáo được tặng... bắp cải

  发布时间:2025-01-09 13:10:49   作者:玩站小弟   我要评论
Ngày xưa cứ tưởng ngày 20-11 cả thế giới biết ơn các nhà giáo, nh xep hang bong da tay ban nha。

Ngày xưa cứ tưởng ngày 20-11 cả thế giới biết ơn các nhà giáo,ậuThầygiáođượctặngbắpcảxep hang bong da tay ban nha nhưng mình nhầm. Ngày 20-11 chỉ có Việt Nam kỷ niệm. Trên thế giới, mỗi nước tổ chức mỗi kiểu. Trung Quốc rơi vào 10-9, Nga chọn 5-10, nước Mỹ chọn cả tuần vào tháng 5 mà có ngày mồng 7, một tháng trước khi học sinh nghỉ hè.

Sang Mỹ mình cũng lo cho Luck và Bin tặng quà thầy cô. Vào ngày đó, phụ huynh gửi bánh trái, hoa quả tới trường, ban giám hiệu tập trung lại để liên hoan.

Tặng hoa cho cô giáo. Ảnh: internet
Tặng hoa cho cô giáo. Ảnh: internet

Nếu khá giả một chút, mua gift card (card có tiền) để thầy cô muốn mua gì cũng được. Lương giáo viên bên đây thuộc loại thấp nhất trong hàng công chức. Thầy thích sách vở thì mua card của hiệu sách nổi tiếng Barnes & Noble. Các cô thích son phấn mua card của Macy. Nhiều thì vài chục đô, nghèo thì 5$, không được để tiền mặt, ai không có cũng chẳng sao.

Học sinh tự thiết kế card viết lời chúc mừng, kèm theo gift card. Thầy cô nhận, gửi lại một card cảm ơn rối rít.

Những năm 1990, mình dạy trường Dân lập Thăng Long. Hàng năm vào 20-11, học sinh hàng đoàn đến chơi. Bọn quỉ quái, tới nhà tặng hoa xong, gợi ý thầy nấu cơm cho ăn. Thầy góp vài con gà, cân thịt, đôi khi đưa tiền cho chúng đi chợ.

Có chai rượu ngoại nào lôi hết ra xử lý, vì chúng bảo, thầy ở một mình, rượu chè say, hư người. Xong việc lại còn cử vài cô xinh ở lại lau nhà, dọn dẹp và ý bảo xem thầy đang ế chọn ai. Khi về, trò nhắc nhở, vụ thi sắp tới có khó không, liệu có qua không, chủ đề gì. Thầy nhớ nhẹ tay đấy nhé, kẻo ế vợ suốt đời.

Chả hiểu các cụ U50, U60 ngày xưa đi học, tặng quà thầy cô như thế nào. Thôi thì kể vài mẩu về thời học trường làng Tụ An cho vui.

Thầy giáo xóm Tụ An

Thầy giáo làng cũng buồn cười lắm, đi trong xóm biết ngay, tiếng chào vang từ đầu xóm đến cuối xóm, từ người già đến trẻ, ai cũng lễ phép, chào thầy giáo, bác giáo, anh giáo. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, thầy giáo là nhất làng, to hơn cả chủ tịch xã...

Năm 1960, thầy Tam dạy vỡ lòng trong xóm Tụ An. Gọi là lớp cho oai, thực ra, đó là nhà chú Quyền, con ông Trà, em trai ông nội mình, ngay cạnh nhà.

Nhà ông Trà khá rộng, có hai bộ cánh cửa bằng gỗ, loại giầu trong xóm. Có buổi học, chú Quyền hạ mấy cánh cửa xuống, một đầu kê vào bậu cửa, đầu kia kê mấy viên gạch. Học trò thò lò mũi xanh ngồi bệt xuống đất. Nhiều đứa đến lớp vẫn cởi truồng, ỉa đùn, đái dầm trong lớp là thường.

Trẻ con bé tý chưa biết gì đã viết bút tre, mực tím, tô theo chữ thầy Tam viết bằng bút chì. Mực đổ ra bàn nên cánh cửa nhà chú có hoa hòe hoa sói như tranh Picasso.

Trong lớp lũ trò phải khoanh tay để trên …cánh cửa, không được ngọ nguậy. Lão thầy cầm cái thước lim to tướng, trò nào không nghe là bố vụt một cái vào tay rất đau. Hoặc phạt tường cả buổi học. Có đứa xin đi đái cũng không cho, thế là đái luôn vào xó nhà. Ông Trà chửi cả thầy lẫn trò, dậy học mà ngu, rồi gọi bố mẹ sang dọn.

Hai ông anh và bà chị của mình được học thầy Tam trước. Mình thích đi học nhưng lớp đông, không đủ chỗ, phải chầu rìa. Lớp đang học mà người ngoài xúm đen xúm đỏ, ngó qua cửa sổ, ngồi trong buồng nhìn ra. Các cụ ngồi hút thuốc lào, nhai trầu bỏm bẻm, vừa nói chuyện vừa nghe xem lão thầy dạy gì.

Thầy Tam vụt thước lên bảng, ê a dạy trò. A, Bê, C (xê), lợn sề bánh đúc, một cục mắm tôm, một ôm rau muống. Mình thích quá lẩm bẩm đọc theo.

Trẻ con trong làng có biết lễ phép gì đâu. Người lớn văng đéo, chúng bắt chước, coi đó là ngôn ngữ giao tiếp thông thường, không biết đó là nói bậy.

Thầy chỉ chữ Đ, hỏi trong lớp, chữ này là chữ gì. Chỉ một đứa, em đêk biết. Quất một phát vào đít, phạt tường. Chỉ đứa nữa. Thưa thầy giáo, em cũng đêk biết. Lại ra đứng góc. Chả hiểu phạt vì học dốt hay vì nói bậy.

Mình cõng thằng em, đứng ngoài ngứa mồm nhắc anh trai tên là Kế, chữ D (dê) có cái dấu ngang là chữ Đê (Đ). Lão Tam gật gù, thằng cu này giỏi. Hóa ra bọn chầu rìa thuộc bài hơn trong lớp, không bị ức chế thuộc bài và đòn thù.

Chiều đó thầy Tam sang nhà nói chuyện với ông bà già, nên cho thằng Cua đi học sớm, bé tý đã biết chữ Dê. Thế là mình vào vỡ lòng với nhiều anh chị lớn tuổi khác trong làng.

Thời đó làm gì có ngày quốc tế hiến chương. Bà già “hối lộ” thầy Tam khi cái bánh chưng nhân ngày Tết, lúc nải chuối trong vườn, vài quả táo dái dê, toàn cây nhà lá vườn, ngày mùa có vài bơ gạo nếp là sang lắm.

Vào lớp 1 mình học tại nhà thầy Nơn cũng trong xóm nhưng phải đi xa thêm nửa km. Lụt lội đi thuyền tới lớp. Đôi lúc người nhà không đến đón, mình theo cả bọn, cởi truồng, đội sách vở quần áo lên đầu và cứ thế lội ruộng lụt về nhà.

Một lần đi qua cái mương Đồng Sòi, mò mẫm qua cái cầu, mình trượt chân và chìm nghỉm. Đang uống nước sắp chết thì anh Thu, con trai bà Tộp, nhìn thấy, vội nhảy xuống vớt lên. Bụng đã no nước, may mà không theo Hà Bá.

Cụ Nơn cùng kiểu thầy Tam, hắc xì dầu, dạy thì ít, đánh trẻ thì nhiều. Ông có mỗi cái quần nâu sồng, áo cháo lòng, ngày nào cũng diện và cái khăn đen xì vắt vai, thỉnh thoảng xì mũi vào đó. Ngồi trên giường hút thuốc lào song sọc phun khói và dạy ê a tập đọc bọn trẻ với cái giọng khàn của người ho lao.

Học phí có vài đồng (hình như 1,2 đồng cho cả năm) mà quí nào thầy cũng hò hét học trò đóng. Vợ thầy gặp mẹ mình ở chợ Hối cũng nhắc. Cuối cùng thống nhất đóng gạo thay tiền. Thỉnh thoảng mình mang ruột tượng, khoác lên người và mang đến lớp.

Quà tết cho thầy cũng vậy. Chỉ là hoa quả, chuối, ngày tết có cái bánh chưng là sang nhất. Thế mà mình cũng lên lớp như thường. Chả bao giờ bị thầy cho vào sổ đen hay lưu ban. Thầy Nơn quí trò Cua nhất lớp vì viết chữ đẹp, làm toán tính khá, và không đái dầm bao giờ.

Tặng thầy hoa…bắp cải

Mình vào lớp hai, lớp ba, đi học xa nhà 3 km, qua cánh đồng có mấy bãi tha ma. Mùa đông tối nhanh nên về khoảng 5 giờ tối, sợ hết hồn. Có người mới chết, nhất là người thắt cổ thì sợ vô cùng. Tiếng khóc đêm, đèn đóm lập lòe, lại thêm các chuyện ma của người lớn thêu dệt ma ở ngòi Cuôi bóp cổ, bọn trẻ càng sợ. Có lẽ vì thế mà lớp trong xóm rơi rụng dần ngay từ cấp 1.

Đầu những năm 1960, vùng quê Hoa Lư thuộc vào nghèo đói nhất nước. Đê quai chưa có, một mùa chiêm xuân. Vụ hè nước lụt trắng đồng, không cấy hái được gì. Được mùa may ra đủ ăn, mất mùa nhịn đói.

Ruộng bắp cải. Ảnh minh họa
Ruộng bắp cải. Ảnh minh họa

Nhớ cảnh bà mẹ quần đụp, áo rách tả tơi, cắp nón, đội cái thúng đi chợ với vài mớ rau hay quả mướp. Lúc chợ về may ra được một bơ gạo cho qua ngày. Nước mắt ngắn dài, bà đi khắp họ hàng vay lúa, vay tiền, van lạy họ hàng đến là nhục.Tháng 3 ngày 8 (ý nói những ngày giáp hạt), cả làng đều thiếu ăn. Nhà này có 8 anh chị em, hai cụ là 10 người, miệng ăn núi lở. Hơn một mẫu ruộng cấy một vụ, không có nghề phụ, nghèo đói quanh năm là chuyện đương nhiên.

Nhà này có vườn rộng mấy sào chỉ trồng su hào và bắp cải. Tuổi bằng cu Bin (9-10 tuổi) bây giờ, hàng ngày mình gánh mấy chục gánh nước từ sông lên tưới rau. Bắp cải, su hào cần rất nhiều nước. Bà già khoán, mỗi gốc một gáo đầy, không tưới đủ, chiều về bị phạt.

Thằng cu đói khát, rét mướt nên chỉ có thể tưới đầu ruộng đủ nước, cuối ruộng một gáo nước cho ba bốn cây. Nhìn vào ruộng rau, đầu vườn tốt tươi, cuối vườn héo tàn vì thiếu nước, kiểu đầu voi đuôi chuột như chính sách của ta bây giờ.

Năm 1963, mình họclớp 3 trưởng Tổng của thầy Huấn. Nhà trường báo các em mang hoa tặng các thầy cô nhân ngày 20-11. Mấy đứa kha khá, bố mẹ trồng hoa nên ngắt trong vườn mang tặng.

Nhà này quá đói nên chả nghĩ đến trồng hoa. Nghĩ mãi, nghĩ mãi, mình ra ngoài vườn chặt hai cái bắp cải to tướng, cho vào cái bao tải và vác đi xa 3 km đến lớp. Ở quê vẫn gọi bắp cải là hoa cải mà. Hoa này ngắm cũng được và ăn càng tuyệt, mình nghĩ thế.

Khi các bạn thi nhau tặng hoa, mình mang bao tải lên bảng và nói, nhân ngày quan trọng này, em xin kính chúc thầy giáo mạnh khỏe. Nhà em chẳng có hoa hồng nhưng có hoa cải tặng thầy cô và gia đình, ngắm xong thì đem luộc, lợi đủ điều.

Thầy Huấn ôm mình vào lòng, mắt thầy như có nước. Hôm sau, gặp bà già ở chợ Trường Yên, thầy cứ khen mãi, bắp cải nhà chị ngọt lắm. Thằng cu sẽ nên người vì nó đoán đúng ý thầy, tôi ho khan nên thèm bắp cải luộc.

Bà già thật thà, hoa cải nhà tôi ngọt nhất xóm đấy, toàn dùng nước đái, bón phân bắc. Cháu Cua nó cũng chăm gánh nước tưới nên mới tốt thế. Rồi bà khoe khắp xóm. Thế là năm sau vào 20-11, nhà thầy Huấn đầy bắp cải trong nhà. Đến nỗi thầy bảo, từ sang năm, đề nghị không tặng hoa cải.

Mình cũng dự nhiều lễ 20-11 nhưng chưa bao giờ thấy vụ tặng bắp cải cho thầy Huấn lại đáng nhớ đến vậy.

Mấy lời cuối

Tặng quà nhỏ cho thầy cô nhân ngày này cũng là nét văn hóa rất hay, ở đâu cũng vậy, từ thời nghèo đói đến hội nhập. Tuy thế, đừng biến tướng và làm hỏng hình ảnh của ngành giáo dục.

Sau này xóm Tụ An có vài đứa nên người. Anh Quí con bà Du là đại gia bê thui ở Hà Nội, chuyên đi với Thủ tướng thăm các nước. Anh Vị làm phi công đánh Mỹ. Nhưng bà con thì thào, chẳng thấy nó lái máy bay về xóm chơi. Chắc bốc phét thôi, làm gác cổng sân bay cũng nên.

Lão Cua cũng đi xa, cũng chẳng hơn anh Vị phi công. Thôi thì viết cái entry này để nhớ ơn thầy Tam, thầy Nơn và thầy Huấn, nay đã khuất núi hết rồi. Xóm Tụ An nay chỉ là mom sông hoang vắng, không còn dấu vết của cái làng xưa nhiều kỷ niệm. Mong hai thằng cu Bin và Luck đọc được để hiểu bố nó ngày xưa đói khổ thế nào, nhưng lũ con mất gốc rồi.

Sang Virginia trồng được hoa hồng, nghĩ giá mà tặng thầy cô thuở xưa thì hay biết mấy. Bỗng nhớ đòn roi và lòng yêu thương của những người không biết những bông hoa 20 -11, nhờ có họ mà mình có cái hang Cua hạnh phúc này.

Hiệu Minh

相关文章

最新评论