【lịch bóng đá indonesia】Quản lý thị trường báo cáo gì vụ Asanzo?
16 doanh nghiệp nhập khẩu hàng ASANZO đã "biến mất" | |
Vụ Asanzo: Bộ Tài chính đang tích cực phối hợp xác minh thông tin | |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói về vụ Asanzo | |
Vụ Asanzo: Làm quyết liệt, khách quan, toàn diện | |
Vụ Asanzo: Hải quan kiểm tra 27 doanh nghiệp đối tác |
Kết quả mua linh kiện, phụ tùng của Asanzo. Biểu đồ: T.Bình. |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục QLTT giao Cục QLTT TP HCM phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, Cục Hải quan TP HCM cung cấp thông tin liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo để thực hiện công tác thẩm tra, xác minh thông tin.
Trong danh sách xác minh của lực lượng QLTT có 38 doanh nghiệp.
Kết quả xác minh bước đầu, chi nhánh Công ty TNHH KDDI Việt Nam tại TP HCM có mã doanh nghiệp là 0100971460001 không tra cứu được thông tin doanh nghiệp.
3 doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở không thuộc địa bàn TP HCM là Công ty TNHH POYLINK, mã doanh nghiệp 3702609278; Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Điện tử Asanzo, mã doanh nghiệp 1101873316; Công ty TNHH Lotte Global Logistics Việt Nam, mã doanh nghiệp 1100816121.
Lực lượng QLTT cũng xác minh 7 doanh nghiệp theo danh sách cung cấp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM và 23 doanh nghiệp theo danh sách cung cấp của Cục Hải quan TP HCM.
Trong số những doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp không hoạt động, một số doanh nghiệp không phát sinh giao dịch mua bán sản phẩm liên quan đến hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo... một số doanh nghiệp hoạt động bình thường, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tổng cục QLTT đã thành lập đoàn công tác, phối hợp với các đơn vị khác tiến hành làm việc, xác minh thông tin tại Công ty CP Tập đoàn Asanzo. Đoàn công tác đã có báo cáo về danh sách các nhà cung cấp hàng hóa, nhà cung cấp vật tư cho Asanzo, danh mục hàng hóa do công ty lắp ráp và danh mục khách hàng của Asanzo.
Đáng chú ý, theo báo cáo, hàng năm Công ty CP Tập đoàn Asanzo chi số tiền rất lớn để mua linh kiện, phụ tùng, trong đó phần lớn liên quan đến mặt hàng ti vi.
Trong đó, năm 2017, Asanzo đã nhâp khẩu gần 3 triệu linh kiện, phụ tùng với trị giá lên đến gần 553 tỷ đồng.
Năm 2018, Asanzo tiếp tục mua khối lượng lớn linh kiện, phụ tùng ti vi từ hàng loạt công ty: Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lê Sơn, Lê Quang, Gia Bảo, Trần Thoàn, Trường Thiện, Vân Anh, Hưng Thịnh, Thạch Sơn, Xốp Phương Nam, Thương mại Việt Hương, bao bì Phương Nam, Đầu tư Văn Đoàn, Thương mại Nhật Văn, Nghĩa Phát, Xuất nhập khẩu Hồng Diễm, Xuất nhập khẩu Việt Séc.
Tổng linh kiện mà Asanzo nhập trong năm 2018 lên tới hơn 4,52 triệu linh kiện, phụ tùng, với tổng trị giá hơn 1.075 tỷ đồng. Tăng tới 50% số lượng linh kiện, phụ tùng và tăng hơn 94% trị giá so với 1 năm trước đó.
Trong năm 2019, Asanzo đã mua 1,022 triệu linh kiện, phụ tùng, với trị giá 235 tỷ đồng.
Hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu hàng ASANZO “biến mất” Liên quan đến hoạt đông của Công ty CP Tập đoàn Asanzo, trong buổi Họp báo chuyên đề “Công tác đấu tranh chống gian lận xuất xứ của ngành Hải quan” do Tổng cục Hải quan tổ chức diễn ra ngày 19/7, lãnh đạo Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đang tích cực thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Quá trình xác minh, cơ quan Hải quan xác định 31 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu có hoạt động bán hàng với Công ty CP Tập đoàn Asanzo. Trong số này có 3 doanh nghiệp không còn hoạt động và một doanh nghiệp bị khởi tố (Công ty Sa Huỳnh). Do đó, cơ quan Hải quan đã ban hành 27 quyết định kiểm tra sau thông quan với 27 doanh nghiệp còn lại. Trong 27 doanh nghiệp, Cục Kiểm tra sau thông quan trực tiếp kiểm tra 13 doanh nghiệp và giao 14 đơn vị cho Cục Hải quan TP HCM kiểm tra. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TPHCM đã ban hanh các quyết định kiểm tra sau thông quan đối với 14 công ty nhập khẩu hàng hóa và linh kiện mang nhãn hiệu ASANZO. Sau khi ban hành 14 quyết định kiểm tra sau thông quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan TP HCM) cử công chức đến địa chỉ đăng ký kinh doanh của các công ty nói trên công bố quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tất cả các địa chỉ này đều không có doanh nghiệp nào hoạt động, mà là nhà dân, quán cà phê... hoặc địa chỉ không có thật. Công an và chính quyền địa phương đã xác nhận với cơ quan Hải quan về việc các doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Chính vì vậy, cơ quan Hải quan không thể thực hiện việc kiểm tra sau thông quan để làm rõ có hay không hành vi gian lận, trốn thuế của các doanh nghiệp này. |