Lợi thế “chạy nhanh” của các nước đang phát triển Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tếthế giới về ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra tại Hà Nội ngày 12/9,áchmạngcôngnghiệpCơhộibứtpháchotấtcảcácnướxem ty so ngoai hang anh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, trong làn sóng của cách mạng công nghiệp 4.0, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ASEAN ngày nay còn được biết đến như là một trong những nơi khởi nguồn của nhiều ý tưởng mới, sáng tạo trên thế giới. “Chính công nghệ cao và nền kinh tế số mới là những lĩnh vực đầy tiềm năng của ASEAN với dự báo sẽ tăng gấp 4 lần, lên tới trên 200 tỷ USD vào năm 2025”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng đưa ra nhận định, ASEAN có thể vượt qua các giai đoạn phát triển công nghiệp truyền thống bằng cách mạnh dạn phát triển trí tuệ nhân tạo, robot, máy bay không người lái, thiết bị vệ tinh, hệ thống cảm biến… nâng cao năng suất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và tài nguyên. Tham dự Diễn đàn, Phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hồ Xuân Hoa chia sẻ: “10 năm sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chínhquốc tế, chúng ta ngồi đây để thảo luận về ASEAN, tinh thần doanh nhânvà cuộc cách mạng 4.0. Đây là cơ hội tốt để các bên thảo luận chủ đề này”. Trao đổi tại WEF ASEAN về khả năng Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay không, với nền tảng công nghiệp thấp, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, khi một cuộc cách mạng mới diễn ra, tương lai sẽ không phụ thuộc nhiều vào quá khứ, mà phụ thuộc vào những bước đột phá. “Các quốc gia đang phát triển, nơi không có quá nhiều hạ tầng và thành quả từ các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, sẽ ít gánh nặng trên vai hơn. Họ có thể di chuyển nhanh hơn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cách mạng công nghiệp 4.0 không quá nặng về công nghệ, mà chú trọng nhiều hơn tới cách mạng về chính sách. “Các quốc gia đang phát triển không có khuôn khổ pháp lý cứng nhắc, điều này có nghĩa họ có thể linh hoạt hơn để đón nhận những mô hình kinh doanh mới, chính sách mới nhằm thích nghi, áp dụng công nghệ mới. Tôi nghĩ rằng, các quốc gia đang phát triển như vậy có nhiều cơ hội hơn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định. Chia sẻ quan điểm của ông Nguyễn Mạnh Hùng, bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar đã nói về những điều đáng suy ngẫm về cơ hội đối với Myanmar - đất nước mới mở cửa nền kinh tế cách đây không lâu và vẫn còn rất lạc hậu. “Myanmar gần như đã bị các cuộc cách mạng công nghiệp trước bỏ qua và giờ đây chúng tôi sẽ bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những người đi sau thì phải nhảy vọt, thậm chí cần đến một bước nhảy lượng tử, có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia vẫn còn lạc hậu như Myanmar”, bà Suu Kyi nói. Liên quan vấn đề này, Phó thủ tướng Thái Lan Prajin Jantong cho rằng, công nghệ số không thể thiếu được trong cuộc sống hiện nay và nền kinh tế Thái Lan sẽ phát triển trên nền tảng công nghệ số. Theo ông Prajin Jantong, Thái Lan sẽ nỗ lực để kết nối những điểm chưa được kết nối với nhau về mặt thực thể và công nghệ số. Giải quyết những thách thức của ASEAN Tuy nhiên, những thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng rất lớn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, điều nhận thấy rõ là nguy cơ mất việc làm khi áp dụng tự động hóa. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 56% số việc làm ở 5 nước ASEAN có khả năng chuyển sang cho trí tuệ nhân tạo và robot thực hiện, nên có nguy cơ chấm dứt kỷ nguyên “công xưởng châu Á” truyền thống của các nước. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng làm tăng nhanh thu nhập đối với những người dân và quốc gia có tài năng và có tri thức, song đồng thời cũng làm tăng khoảng cách thu nhập, dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội… Từ những thách thức trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 5 đề xuất ưu tiên về chính sách mà các nước ASEAN cần đặt ra trên cơ sở lăng kính của cả khối. Một là, kết nối số và chia sẻ dữ liệu. Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch Tổng thể kết nối ASEAN về hạ tầng, thể chế và con người. Thủ tướng đề nghị có thêm “kết nối số” được lồng ghép và nâng cao hiệu quả của các kết nối nêu trên, đồng thời chú trọng phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử, chính phủ điện tử… Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị xây dựng Quy tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu nhằm điều chỉnh cách thức và điều kiện để dữ liệu có thể được chia sẻ và sử dụng hiệu quả. Hai là, hài hòa môi trường kinh doanh. Thủ tướng đề nghị xây dựng cơ chế hài hòa môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp và quy định giữa các thành viên ASEAN, giúp các doanh nghiệpnội khối có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Ba là, thúc đẩy hình thành và kết nối các vườn ươm sáng tạo. Thủ tướng đề nghị xây dựng khuôn khổ kết nối các vườn ươm quốc gia vào mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của cả khu vực. Bốn là, tìm kiếm và phát huy tài năng. Theo Thủ tướng, ASEAN cần xây dựng chiến lược ươm mầm tài năng. Năm là, hình thành mạng lưới giáo dục ASEAN và hệ thống học tập suốt đời. Do cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự chuyển đổi mạnh mẽ về giáo dục để phù hợp với xu thế phát triển mới, Thủ tướng đề nghị hình thành kết nối mạng lưới giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở ASEAN. Chia sẻ về thách thức từ cuộc cách mạng 4.0, GS. Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành WEF nhận định, thế giới đang tham gia cuộc chạy đua để làm chủ cách mạng công nghiệp 4.0 với sự cạnh tranh ngày càng lớn hơn. “Dù chúng ta còn nhiều khác biệt, nhưng không nên quên rằng, chúng ta có mối quan tâm chung và trách nhiệm chung với thế giới. Chúng ta hãy nghĩ việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên theo cách mà ASEAN đang nỗ lực thực hiện thông qua sự đồng thuận giữa các quốc gia. Đây là một mô hình tốt trên thế giới”, ông Klaus Schwab nói. Theo ông Klaus Schwab, để có thể định hướng thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi chính phủ các nước ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệpcũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thịnh vượng. |