当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【cac nha cai uy tin】Kiểm toán độc lập: Khẳng định vị trí, uy tín trong nền kinh tế

trang 6

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (đứng bên phải) tro Huân chương Lao động hạng Nhì cho VACPA.

TheểmtoánđộclậpKhẳngđịnhvịtríuytíntrongnềnkinhtếcac nha cai uy tino đó, đánh giá cho rằng, tuy có bước tiến dài nhưng tốc độ phát triển, chất lượng kiểm toán độc lập phải được cải thiện nhanh mới đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế…

Doanh thu kiểm toán tăng phi mã

Vào cuối những năm 80 và đầu 90 thế kỷ trước, dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bắt đầu đổ vào Việt Nam đặt ra yêu cầu về kiểm toán độc lập. Lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã xuất hiện nhân tố đầu tiên với quyết định của Bộ Tài chính ngày 13/5/1991 thành lập 2 công ty kiểm toán đầu tiên: Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ tư vấn kế toán (ASC).

Ông Đặng Thái Hùng - Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, kiểm toán Bộ Tài chính cho biết, đến nay, sau 25 năm hình thành phát triển, kiểm toán độc lập đã có những tiến bộ đáng kể. Số lượng và quy mô các tổ chức kiểm toán độc lập và đội ngũ kiểm toán viên đã phát triển nhanh chóng. Đến ngày 10/6/2016, số lượng doanh nghiệp (DN) kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán là 142 công ty, với trên 9.705 người làm việc; trong đó có 1.797 kiểm toán viên hành nghề.

Tháng 10/1994, đợt đầu tiên tổ chức học, thi sát hạch và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn kiểm toán viên (KTV) chuyên nghiệp. Đến 10/6/2016, đã có hơn 1.600 người có chứng chỉ KTV nước ngoài.

Ông Đặng Thái Hùng cho biết thêm, hoạt động kiểm toán độc lập bước đầu cũng đã khẳng định được vị thế và uy tín trong nền kinh tế thị trường, được DN và xã hội thừa nhận; góp phần lành mạnh hóa môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia. Các DN kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế hiểu biết về luật pháp, chính sách thuế, tài chính, kế toán của Việt Nam.

Đối tượng khách hàng của kiểm toán độc lập ngày càng được mở rộng. Tính đến tháng 4/2016, xét về cơ cấu khách hàng, các DN FDI chiếm 48,02%; DN nhà nước chiếm 11,67%; DN, đơn vị, tổ chức khác là 40,31%. Năm 2016 có 31 DN kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và có 28 DN kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

Doanh thu toàn ngành kiểm toán độc lập năm 1997 là 144 tỷ đồng, năm 2000 là 281 tỷ đồng, năm 2005 là 622 tỷ đồng (tăng 220% so với năm 2000), năm 2010 là 2.743 tỷ đồng (tăng 25,2% so với năm 2009), năm 2015 là 5.130 tỷ đồng (tăng 87% so với 2010).

Kết quả kinh doanh (lãi sau thuế, lấy số tròn) toàn ngành: Năm 2004 là hơn 19,3 tỷ đồng, năm 2005 là gần 24,4 tỷ đồng, năm 2010 lãi gần 90 tỷ đồng, năm 2015 hơn 120 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước năm 2004 gần 65 tỷ đồng; năm 2005 hơn 78 tỷ đồng; năm 2010 là 388 tỷ đồng; năm 2015 là 742 tỷ đồng.

Cần khắc phục Những yếu điểm

Mặc dù hoạt động kiểm toán độc lập có sự tăng trưởng mạnh, tuy nhiên nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh - Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Cụ thể như: Quy mô thị trường kiểm toán hiện nay còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế - xã hội. Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán của các DN kiểm toán còn hạn chế. Tính đến 12/5/2016, cả nước có 3.747 người được cấp chứng chỉ KTV, tuy nhiên số lượng KTV làm việc tại các DN kiểm toán chỉ có 1.647 người.

Chất lượng dịch vụ của các DN kiểm toán nói chung ngày càng tốt hơn nhưng vẫn chưa đạt mong muốn và còn rất khó để được khu vực và quốc tế thừa nhận. Hiện nay chất lượng nhân viên và chất lượng dịch vụ giữa các DN kiểm toán chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch khá lớn. Số lượng DN kiểm toán đã tăng đáng kể nhưng đa phần có quy mô quá nhỏ, đa số là công ty chỉ có tối thiểu 5 KTV hành nghề.

“Đáng ngại là, trong những năm gần đây, phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như: Giảm giá phí kiểm toán dẫn đến chất lượng kiểm toán không đảm bảo... Thực tế đã xuất hiện vi phạm về thương hiệu, tranh chấp về tài chính khi chia tách, sáp nhập, chưa có sự hợp tác lẫn nhau trong quá trình kiểm toán và đào tạo...” - ông Phạm Sỹ Danh nói.

Bộ Tài chính đã và đang triển khai các giải pháp thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-BTC (ngày 10/9/2013). Theo đó, đặt mục tiêu đến năm 2020: Số lượng 250 DN kiểm toán, với 20.000 người làm việc, 7.000 KTV, doanh thu 10.000 tỷ đồng và nâng cao giá trị tăng thêm của ngành đóng góp cho tổng sản phẩm quốc nội. Tốc độ tăng trưởng đạt bình quân từ 15% - 25%/năm về doanh thu. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước dự kiến đạt 1.200 tỷ đồng.

Bảo Châu - Ngọc Linh

分享到: