Trần Đông Lương – bức Thiếu nữ (1980) 105x75 cm đã thuộc về một nhà sưu tập Hà Nội. |
Bức tranh lụa “Thiếu nữ” (kích thước 105x75cm),ệttácThiếunữcủaTrầnĐôngLươngđãbántriệuđồty so ac milan sáng tác năm 1980 của hoạ sĩ Trần Đông Lương, mới đây đã được bán tại phiên đấu giá số 09 của PI Auction House với mức giá 360 triệu đồng. Hiện tại, người chủ sở hữu mới của “Thiếu nữ” Hà thành chưa muốn nói thêm gì về bộ sưu tập của mình.
Trần Đông Lương theo gương họa sĩ Nguyễn Phan Chánh chuyên vẽ lụa nhưng với phong cách khác hẳn. Điều đặc biệt với Trần Đông Lương là ông chuyên vẽ thiếu nữ thành thị, đặc biệt là các cô gái Hà thành.
Thoạt nhìn, phong cách vẽ thiếu nữ ấy có vẻ mang tính chất hàn lâm, “bám sát” vào mẫu vẽ. Nhưng kỳ thực, tranh Trần Đông Lương bị cảm xúc chi phối mạnh mẽ, vẽ theo cảm giác, theo một thứ logic hình thức nào đó, miễn là bức vẽ đạt đến một ý niệm, một hiệu quả, nhiều khi khá siêu hình mà người ta vẫn gọi là “hư ảo”.
Trần Đông Lương – Thiếu nữ (1986) 57 x 41,5 cm - Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội |
Phát triển nghệ thuật vẽ tranh lụa trên cơ sở hình họa sáng tối, Trần Đông Lương vẫn giữ phong cách vẽ lụa căn bản như đã trở thành truyền thống kể từ Nguyễn Phan Chánh nhưng trong nghệ thuật của Trần Đông Lương, hình họa có một vai trò quyết định, chính là cái hồn cái cốt của tranh.
Về tài năng vẽ hình hoạ, ở Khóa kháng chiến (1950-1954), phải kể đến ít nhất ba người: Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm và Trần Đông Lương.
Trần Đông Lương – Thiếu nữ, 15,5 x 26 cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội. |
Trần Đông Lương vẽ hình vừa có cái vững chắc của Trọng Kiệm, vừa có cái hơi “bay bay” của Lưu Công Nhân, chỉ khác với Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm là phong độ của Trần Đông Lương được các nhà nghiên cứu đánh giá là ổn định hơn. Hay nói khác đi, ở tranh Trần Đông Lương ít có những thay đổi đột ngột, và đó cũng là một thế mạnh.
Có những họa sĩ nhìn bề ngoài tưởng như không có thay đổi gì cả, tưởng như “đứng yên”, nhưng kết cục, sự phong phú, giàu có bên trong của họ mới là những thành tựu đáng nể.
Hoà Bình
Những kiệt tác nghệ thuật đắt giá từng bị hủy hoại vì lý do ngớ ngẩn
Người đàn ông vấp ngã tại bảo tàng làm vỡ ba chiếc bình cổ, nhân viên vận chuyển "ném" tranh của danh họa Lucien Freud vào máy nghiền rác... là những sự cố hy hữu từng xảy ra.