>> Phát triển khu công nghiệp,ướcphaacutethuylợithếtạolựcthuhuacutetđầutưkeonhacai – tỷ lệ kèo nhà cái trực tiếp, kèo bóng đá hôm nay tạo động lực thúc đẩy kinh tế
>> Xứng đáng với sự quan tâm, kỳ vọng của Thủ tướng và Chính phủ
“Vùng đất đỏ” chuyển mình
Bình Phước trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được tái lập vào ngày 1-1-1997, gồm các huyện phía Bắc của tỉnh Sông Bé trước đây. Khi mới tái lập, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn rất nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, giá nông sản lại không ổn định, sản xuất và đời sống của nhân dân, doanh nghiệp manh mún, lạc hậu. Trong bối cảnh đó, nhờ có sự quan tâm kịp thời của Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, sự hỗ trợ của tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực phía Nam, cùng sự đoàn kết phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh, Bình Phước đã vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút các nguồn lực đầu tư thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quốc lộ 13 thông thoáng, rộng 6 làn xe kết nối Bình Dương, Bình Phước tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư - Ảnh: BL
Nhờ vậy, đến nay kinh tế của tỉnh Bình Phước có bước chuyển rõ nét. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Một số loại cây hiện nay có diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, như: cây cao su có 237.000 ha, cây điều 134.300 ha, cây cà phê 17.000 ha, cây hồ tiêu 16.000 ha. Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển nhanh chóng với số lượng lớn các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô tập trung, công nghiệp và sản xuất gắn kết với thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh các dự án đầu tư sản xuất, tỉnh Bình Phước thu hút nhiều dự án đầu tư mang giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh, như: Dự án Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Miền Tà Thiết; dự án Khu quần thể cứu sinh Bà Rá; dự án Khu du lịch trảng cỏ Bù Lạch kết hợp phim trường sinh thái đang được đầu tư với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu về văn hóa, du lịch của người dân và các nhà đầu tư. |
Trong sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư, khi mới tái lập, tỉnh Bình Phước chỉ có 181 doanh nghiệp trong nước đăng ký với số vốn 35 tỷ đồng, hết tháng 7-2018, số doanh nghiệp đã phát triển lên đến 6.425 (tăng gấp 35 lần), với vốn đăng ký khoảng 53.506 tỷ đồng (tăng gấp 1.530 lần) so với khi tái lập tỉnh. Nguồn vốn này tiếp tục tăng nhanh, riêng 7 tháng năm 2018 đã có thêm 568 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 7.465 tỷ đồng. Về đầu tư nước ngoài, từ chỉ có 1 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD vào năm 1997, đến nay toàn tỉnh đã thu hút 185 dự án với số vốn đăng ký gần 1,9 tỷ USD (tăng gấp 90 lần), hiện đã có 125 dự án đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho 48.500 lao động tại địa phương. Góp phần thu hút hiệu quả nguồn vốn này là sự phát triển mạnh các khu công nghiệp như: Khu liên hợp công nghiệp, đô thị Becamex - Bình Phước (Khu liên hợp Becamex - Bình Phước), khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc, Bắc Đồng Phú,...
Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động sản xuất của nhân dân và doanh nghiệp, hệ thống điện lưới trên địa bàn tỉnh cũng được đầu tư hoàn thiện. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Bình Phước đã xây dựng thêm 371km đường dây trung thế, 246km đường dây hạ thế và gần 500 ngàn KVA dung lượng trạm biến áp, đưa tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt hơn 98%... Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, các dịch vụ về tín dụng ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu phát triển; lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao với gần 60% dân số trong độ tuổi lao động; cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư kinh doanh vào địa bàn tỉnh...
Phát huy lợi thế thu hút đầu tư
Lợi thế nổi bật hiện nay của tỉnh Bình Phước là hạ tầng giao thông. Để phục vụ phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời gian qua tỉnh Bình Phước đặc biệt chú trọng việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Tạo đà cho kinh tế phát triển, những năm qua lãnh đạo tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng một cách toàn diện, nhất là điện, đường, trường, trạm. Nhờ đó đến nay, hệ thống giao thông tại 11 huyện, thị xã của tỉnh được kết nối thông suốt, tạo thuận lợi trong giao thương hàng hóa và đi lại của người dân. Nổi bật là 3 trục giao thông chính, gồm: Quốc lộ 13 kết nối TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và với nước bạn Campuchia thông qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; các trục ĐT741, 747, 749 kết nối các huyện biên giới Bù Đốp, Bù Gia Mập với thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng, Đồng Phú và tỉnh Bình Dương; trục quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh kết nối Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên và Bình Dương, tạo lực cho địa phương cùng các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên phát triển.
Là doanh nghiệp phát triển hạ tầng công nghiệp và đô thị hàng đầu Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) trong thời gian qua được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh bạn Bình Phước cùng phát triển, nhất là đầu tư giao thông tạo kết nối vùng đến tỉnh bạn. Cụ thể, quốc lộ 13 với chiều dài 62km, rộng 6 làn xe được Becamex IDC đầu tư mở rộng, tạo thông thoáng kết nối từ TP. Hồ Chí Minh đến quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh hiện nay). Hiện tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn rộng 6 làn xe nhằm kết nối Bình Dương đến cửa ngõ sân bay, cảng biển quốc tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang được Becamex IDC đẩy nhanh tiến độ thi công đến huyện Bàu Bàng (Bình Dương), kết nối vào huyện Chơn Thành (Bình Phước) nhằm tạo hệ thống giao thông liên kết vùng với quốc lộ 1, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông toàn vùng, rút ngắn thời gian lưu thông từ Bình Phước về TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất nước, và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hiện nay, Becamex IDC cũng đang phối hợp với doanh nghiệp tỉnh Bình Phước triển khai dự án Khu liên hợp Becamex - Bình Phước, góp phần thu hút đầu tư, tạo lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Theo đánh giá của lãnh đạo Becamex IDC, là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước có vị trí địa lý chiến lược, là nơi kết nối liên thông giữa vùng Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên, là cửa ngõ Đông Nam Á và hành lang Đông Tây; đặc biệt là nằm ngay cạnh Bình Dương - một vùng công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, Bình Phước vị trí không xa với TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn, năng động nhất cả nước và chỉ cách các sân bay, cụm cảng quốc tế như Tân Sơn Nhất, Long Thành, Tân Cảng, Cái Mép, Thị Vải chỉ hơn 1 giờ di chuyển. Với lợi thế như vậy, Bình Phước thật sự là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Đẩy mạnh cải cách hành chính Công tác cải cách thủ tục hành chính được các ngành, các cấp thường xuyên rà soát, đơn giản hóa theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết, công khai minh bạch, nhất là cải cách thủ tục liên quan đến đầu tư, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó năm 2017, chỉ số cải cách hành chính của Bình Phước đứng thứ 33/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc so với năm 2016. Bình Phước thực hiện quyết liệt đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII của Đảng. |
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm cho biết: Với những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, trong thời gian tới tỉnh định hướng phát triển và thu hút đầu tư theo hướng tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại, tăng nhanh giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Giữ vững tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp, tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp. Đánh giá thực trạng công nghiệp để rút kinh nghiệm và xây dựng các giải pháp phù hợp. Tăng cường hợp tác đầu tư với các tỉnh bạn, các tập đoàn kinh tế, hợp tác quốc tế. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phát huy cao nguồn nội lực, đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn để phát triển.
Bên cạnh đó, với tiềm năng và thế mạnh của địa phương về phát triển nông nghiệp và các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện có, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung thu hút những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; các dự án chế biến nông - lâm sản thuộc thế mạnh của địa phương như chế biến sản phẩm từ cao su, điều, tiêu, cây ăn trái; chế biến thực phẩm từ gia súc, gia cầm; các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ làm nguyên liệu đầu vào cho các dự án đầu tư tại các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; khuyến khích thu hút các dự án đầu tư xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, thể dục, thể thao; đồng thời tỉnh hạn chế các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu và kiên quyết từ chối dự án tác động xấu đến môi trường.
Nhất Sơn