【bali united pusam – borneo】Dân đề nghị rút danh hiệu văn hóa gia đình… cán bộ
Thời điểm này,đềnghịrtdanhhiệuvănhagiađnhcnbộbali united pusam – borneo các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đang tiến hành bình xét các danh hiệu gia đình văn hóa, gương người tốt, việc tốt và quá trình bình xét diễn ra không bình lặng như những năm trước.
Người dân phát biểu trong buổi bình xét hộ gia đình văn hóa ở ấp 8, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ.
“Không bình lặng” ở đây chính là không khí bình chọn ở tổ nhân dân tự quản, ấp, khu vực diễn ra sôi nổi, hào hứng và có cả những bất ngờ không báo trước.
Khi người dân lên tiếng…
Nếu như vài năm trước, các cuộc họp này khá im ắng, thường chỉ do cán bộ phụ trách đọc danh sách bình xét và người dân giơ tay đồng ý, ít có ý kiến phản hồi, năm nay lại hoàn toàn khác.
Năm nay, khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh đã tổ chức bình xét danh hiệu gia đình văn hóa, gương người tốt, việc tốt rất sôi động. Có trường hợp 1 hộ gia đình lúc đầu không có tên trong danh sách hộ gia đình bị rút danh hiệu, người dân ý kiến là phải rút, dù người đó là cán bộ, công chức, như trường hợp của hộ gia đình ông N.V.H., công tác trong ngành công an. Cuối cùng, sự đấu tranh của người dân đã được quyết định. Ông Phan Văn Minh, Phó trưởng khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Chưa năm nào người dân tham gia và có nhiều ý kiến như năm nay. Nhiều lúc, địa phương cũng bỏ qua những lỗi nhỏ, để những gia đình chưa toàn diện phấn đấu, nhưng như vậy mấy năm, người dân đã không đồng ý, vì thấy họ không hề khắc phục và ngày càng xảy ra nhiều chuyện, ảnh hưởng tới những hộ gia đình xung quanh. Đây là bài học để những hộ gia đình chưa hoàn thiện tiếp tục phấn đấu, không chỉ công tác tốt, mà còn quan tâm xây dựng mái ấm của mình hạnh phúc, vợ chồng nhường nhịn nhau, con cái chăm ngoan, hiếu thảo”.
Còn buổi xét các danh hiệu này ở ấp 8, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, cũng… xôm tụ và chất lượng không kém. Dù trời mưa, nhưng người dân vẫn tới đông đủ, đúng giờ và chăm chú nghe từng tiêu chuẩn được nêu ra, xét hộ gia đình văn hóa, văn hóa tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, người tốt, việc tốt tiêu biểu. Không khí trở nên náo nhiệt hơn ở phần ý kiến của người dân. Ông Phạm Ngọc Lan, 63 tuổi, cho biết, ông tham dự nhiều năm, thấy rằng việc bình xét lần này rất cẩn trọng, công bằng. 12 hộ có trong danh sách không được công nhận gia đình văn hóa, đều là hợp lý, ông cũng như bà con ở đây đồng thuận rất cao. “Người thì nhậu nhẹt quậy phá xóm làng, đánh vợ con, người thì không chấp hành những quy định của địa phương, không chịu tham gia xây dựng cảnh quan môi trường. Đây là điều đáng buồn, nhưng tôi thấy nên vậy, để họ tiếp tục phấn đấu và thấy rằng danh hiệu này quý giá biết bao…”, ông Lan chia sẻ.
Để có danh hiệu xứng đáng
Ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng ban Phong trào, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết, khi tham dự các đơn vị tổ chức điểm ở cả 8 huyện, thị, thành phố, ông nhận thấy chất lượng bình xét các danh hiệu được nâng lên rất nhiều so với trước đây. Đáng nói là người dân ý kiến rất nhiều, bình chọn khách quan, công tâm và sẵn sàng lên tiếng để nâng một gia đình nào đó được địa phương cho là không đạt danh hiệu gia đình văn hóa hoặc đấu tranh để rút danh hiệu hộ gia đình vi phạm các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa, còn gương người tốt việc tốt phải thật sự tiêu biểu, người dân mới biểu quyết bình chọn… Điều này làm cho chất lượng từng danh hiệu mà các gia đình có được trở nên thực chất.
Sự lên tiếng của người dân là một tín hiệu mừng, cho thấy rằng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) đã đi sâu vào đời sống và người dân đang phấn đấu để mỗi một danh hiệu được công nhận đều xứng đáng, vinh dự. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn “nương” nhau trong việc bình xét, nên có một số gia đình, dù vướng những tiêu chuẩn đáng ra bị rút danh hiệu, nhưng vẫn được công nhận. Nói về điều này, bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh, cho biết: Muốn thực chất, không chỉ ở những người cán bộ của địa phương nơi tổ chức bình xét đánh giá, mà còn phải có tiếng nói của người dân, nhân tố tối quan trọng quyết định cho một danh hiệu. Dân lên tiếng càng nhiều, thì càng thấy được trách nhiệm của họ đối với việc bình xét càng cao. Sự đấu tranh cho danh hiệu sẽ làm nên chất lượng thực sự. Vì thế, chúng tôi chỉ đạo trong thời gian tới, chấp nhận tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cũng như các danh hiệu khác giảm, nhưng là thực chất”.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thị Lý chia sẻ rằng, hiện tại, số lượng hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa ở Hậu Giang trên 93%, đây là con số quá lý tưởng, nhưng chắc rằng sẽ không phải thực chất. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
相关推荐
- Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- Long An công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây và sạt lở rạch Cá Rô
- Quân khu 9: Gặp mặt báo chí đầu xuân
- Chuẩn bị khởi công nhà máy điện sinh khối Hậu Giang
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Thị xã Long Mỹ: Đề ra chỉ tiêu kết nạp 90 đảng viên trong năm 2023
- Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính
- Thành phố Vị Thanh: Tổ chức họp mặt kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ