您的当前位置:首页 > World Cup > 【lazio vs sassuolo】Đào tạo âm nhạc truyền thống: Hài hòa giữa truyền thống & hiện đại 正文

【lazio vs sassuolo】Đào tạo âm nhạc truyền thống: Hài hòa giữa truyền thống & hiện đại

时间:2025-01-25 20:55:31 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Tây - ta kết hợpTrước đây, vẫn tồn tại một số cách dạy cổ nhạc khác nhau. Trong khi các nghệ nhân dâ lazio vs sassuolo

Tây - ta kết hợp 

Trước đây,ĐàotạoâmnhạctruyềnthốngHàihòagiữatruyềnthốnghiệnđạlazio vs sassuolo vẫn tồn tại một số cách dạy cổ nhạc khác nhau. Trong khi các nghệ nhân dân gian vẫn phổ biến cách dạy theo lối truyền thống (truyền khẩu, truyền ngón) thì các cơ sở đào tạo âm nhạc dùng phương pháp lý thuyết âm nhạc châu Âu.

Học sinh, sinh viên Học viện Âm nhạc Huế biểu diễn âm nhạc truyền thống

Từng có nhiều tranh luận xung quanh việc áp dụng hai phương pháp đào tạo này khi có ý kiến cho rằng, đã là sinh viên theo học ngành âm nhạc truyền thống thì nhất thiết cách truyền nghề phải là truyền ngón, truyền khẩu. Ý kiến khác lại bảo, với thời đại bây giờ, nếu học theo lối truyền nghề, truyền khẩu, cứ ngồi "ê a" giai điệu của từng bài cho đến khi thấm, nhuần nhuyễn thì cả năm e chỉ học được vài bài, trong khi học sinh, sinh viên còn phải học những môn đại cương khác.

Bà Đặng Thị Quỳnh Nga, Tổ trưởng Tổ Âm nhạc dân tộc, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật (VHNT) cho rằng, hai cách dạy trên đều có mặt ưu và khuyết: “Truyền ngón, truyền nghề giúp người học thẩm thấu được cái chất, cái hồn của bản nhạc và khi đã nắm được hồn cốt của bài thì cách diễn tấu sẽ mang đậm tính chất vùng miền. Tuy vậy, nó lại khó học thuộc bài hơn, mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào cảm hứng của nghệ nhân. Với phương pháp dạy theo bản ký âm, người học dễ thuộc bài hơn, bài bản được lưu truyền có tính khoa học hơn nhưng người học lại khó thể hiện hết tinh hoa trong mỗi bản nhạc”.

Ông Trần Hữu Quang, Phó khoa Âm nhạc di sản, Học viện Âm nhạc Huế (HVAN) phân tích: “Tuy những chi tiết về cách diễn tấu được ghi tỉ mỉ trên bản phổ (ký âm) nhưng cũng không thể thể hiện toàn bộ những đặc điểm riêng có của âm nhạc cổ truyền. Những yếu tố như điệu, hơi, giọng, những ngón đàn thêm thắt, những chữ luyến láy riêng có của người thầy, những nét nhạc ngẫu hứng... không thể nào được ký hiệu hết trên bản phổ. Người học nếu chỉ dựa trên bản phổ sẽ không thể thể hiện được phong cách của các làn điệu dân ca nhạc cổ truyền”.

Theo TS. Phan Thuận Thảo, Viện trưởng Viện Dân tộc nhạc học, HVAN Huế, việc dung hòa giữa 2 phương pháp trên là giải pháp tối ưu. “Cách tốt nhất là kết hợp cái hay của cả hai cách học. Bản ký âm cho ta khung sườn bài bản, giúp việc ghi nhớ bài bản diễn ra nhanh, dễ dàng hơn. Còn lối học truyền thống nhấn mạnh đến phần nghe để thẩm thấu tốt hơn tính chất bài bản và khả năng ứng tác của người diễn xướng”. Để khắc phục nhược điểm, tận dụng ưu điểm của hai phương pháp này, hiện nay, HVAN Huế và Trường trung cấp VHNT đều kết hợp hai phương pháp trên trong đào tạo.

Chú trọng tính vùng miền

Ông Trần Hữu Quang cho hay, chương trình áp dụng tại Khoa Âm nhạc truyền thống – HVAN Huế là mỗi năm học chuyên chú theo một phong cách thuộc một vùng miền duy nhất (năm 1 hệ đại học thì học chèo, năm 2 học nhạc Huế, năm 3 cải lương). Điều này tạo điều kiện cho người học chuyên chú tìm hiểu, rèn luyện theo một phong cách duy nhất. Tuy nhiên, do số lượng bài bản của mỗi thể loại, âm nhạc mỗi vùng miền không bằng nhau về số lượng nên chỉ trong 1 năm học, sinh viên khó có đủ thời gian, điều kiện về kỹ thuật để tiếp thu và thể hiện hết được tất cả các bài bản của mỗi vùng miền. Mặt khác, mỗi học sinh có trình độ, khả năng tiếp thu khác nhau, do vậy, việc giảng dạy riêng một phong cách cho từng năm học cũng gây nhiều trở ngại. Thời gian tiếp xúc quá ngắn, quá cô đọng, tập trung, không thể đạt độ thẩm thấu, sâu sắc trong nhận thức của người học.

“Không phân, tách chương trình theo kiểu “mỗi năm học một phong cách” mà nên cho các em được tiếp cận sớm hơn với các phong cách âm nhạc khác nhau. Có thể cùng lúc trong chương trình mỗi năm đều có những tác phẩm thuộc nhiều phong cách khác nhau, với tiêu chí là từ đơn giản đến phức tạp, kỹ thuật từ dễ đến khó. Với chương trình chuyên ngành, nên để cho các cơ sở đào tạo chủ động đưa âm nhạc vùng miền của địa phương, cụ thể là chất Huế vào đào tạo, không nên dàn trải. Ít nhất, nên học thật tốt âm nhạc truyền thống vùng miền của mình rồi hãy đi tiếp âm nhạc của những vùng miền khác”, ông Quang đề xuất.

Với các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống, nghệ nhân là báu vật sống cần được khai thác. Kết hợp chặt chẽ giữa việc dạy chính quy bài bản với dạy theo kiểu truyền thống là truyền ngón, truyền nghề của các nghệ nhân, nghệ sĩ sẽ giúp người học có điều kiện tiếp cận với cách diễn tấu dân gian. Thực tế, HVAN Huế hàng năm vẫn thường xuyên mời các nghệ nhân đến giảng dạy cho học sinh, sinh viên Khoa Âm nhạc di sản. Ở Trường trung cấp VHNT, các nghệ nhân chủ yếu được mời giảng dạy, biểu diễn trong các giờ ngoại khóa với thời lượng rất ít mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu kinh phí. 

Một giảng viên cho rằng, tuổi tác của các nghệ nhân ngày càng lớn, nếu không khai thác hết khả năng của các cụ về các bài nhạc, bản đàn dân tộc thì đây sẽ là thiệt thòi lớn cho nền âm nhạc truyền thống. Nên mời các nghệ nhân từ lúc các em vừa mới bắt đầu học, vì nếu các em được đào tạo không đúng thì sau này lớn lên sẽ thành cố tật, rất khó sửa. Hàng năm, nên tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối đi thực tập ở các đơn vị nghệ thuật truyền thống theo sở trường, nguyện vọng.

Gần đây, việc tuyển sinh ở HVAN Huế và Trường trung cấp VHNT gặp nhiều khó khăn, nhất là những chuyên ngành âm nhạc truyền thống. Lượng học sinh, sinh viên theo học ở Khoa Âm nhạc truyền thống và Khoa Âm nhạc di sản, HVAN Huế chỉ dao động khoảng 60 - 70 em. Ở Trường trung cấp VHNT, số lượng học sinh ở các lớp âm nhạc truyền thống cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay

Bài, ảnh: MINH HIỀN