BÀI CUỐI: PHẢI GẦN DÂN,m nbxh vô địch argentina TRỌNG DÂN Ấp 1, xã Thanh Hòa, huyện biên giới Bù Đốp có 226 hộ dân, cả ấp hiện chỉ còn 1 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo. Không chỉ vậy, thời gian qua, diện mạo nông thôn ở ấp 1 cũng đã thay đổi rất nhiều, từ đường làng, ngõ xóm đến đời sống mỗi người dân. Có được kết quả đó không thể không nhắc đến vai trò của Tổ dân vận ấp 1. Tổ hoạt động với 12 thành viên, trong đó Thiếu tá Nguyễn Danh Tuấn là cán bộ Đồn biên phòng Thanh Hòa được tăng cường và đảm nhận vai trò tổ trưởng. ““Gần dân, nói thẳng, làm thật và vận động để nhân dân cùng biết, cùng làm và cùng hưởng thụ”, đó là phương châm hoạt động của Tổ dân vận ấp 1. Người dân đồng hành và chung tay với chính quyền trong mọi hoạt động, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới” - Thiếu tá Nguyễn Danh Tuấn, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân vận ấp 1, xã Thanh Hòa chia sẻ. Các thành viên Tổ dân vận ấp 1, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp “đi từng ngõ, gõ từng nhà” thăm hỏi đời sống kinh tế cũng như làm công tác dân vận để người dân đồng hành xây dựng nông thôn mới Với phương châm đó, các thành viên tổ dân vận thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Trước là để thăm hỏi đời sống, các mô hình kinh tế của nhân dân, sau là trao đổi, vận động người dân cùng tham gia đóng góp, đồng hành với chính quyền địa phương trong xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Những năm qua, tổ đã vận động người dân thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa, như: Thực hiện công tác “đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng và đầu tư thiết chế văn hóa hơn 2 tỷ đồng; phối hợp với nhân dân giải phóng mặt bằng, làm đèn chiếu sáng; thăm, tặng quà nhân các ngày lễ, tết, hoạt động trong năm… Tất cả khoản thu, chi đều minh bạch, rõ ràng. Ông Đoàn Văn Chuân ở ấp 1, xã Thanh Hòa phấn khởi: Tổ dân vận làm rất tốt, tiếp xúc và gần gũi với nhân dân, chăm lo nhiệt tình. Hiện diện mạo ấp thay đổi nhiều, cuộc sống tốt hơn trước. Có được lòng tin với nhân dân, đó là điều không phải ngẫu nhiên mà có. Câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” luôn được các thành viên trong tổ vận dụng một cách thấu đáo và hiệu quả. Các thành viên trong tổ dân vận luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi công việc đều được bàn bạc, thảo luận để đi đến thống nhất nên đã tạo được sự đồng thuận cao từ chi bộ đến tổ dân vận và cuối cùng là đến với nhân dân. Thiếu tá Nguyễn Danh Tuấn cho biết: Làm công tác dân vận, chúng tôi luôn lấy lời dạy của Bác để thực hiện nhiệm vụ. Dân vận, tức là phải “vận” làm sao cho khéo, những lời đã nói với dân không phải phát biểu để cho có, đã nói thì phải làm, làm để dân biết và đồng hành. Mục đích cuối cùng để đạt được kết quả chung, thay đổi diện mạo nông thôn. HỌC BÁC ĐỂ LÀM VIỆC TỐT HƠN Tại ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản, hình ảnh một phụ nữ trung tuổi nhưng vẫn nhiệt huyết, ngày ngày rong ruổi trên khắp các đường làng, ngõ xóm để hoàn thành công việc được giao phó đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Tham gia công tác xã hội gần 30 năm, chị Nguyễn Thị Hà hiện đảm nhận cùng lúc 3 công việc. Đó là Trưởng ban Công tác mặt trận, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ và Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thanh Sơn. Công việc ở cơ sở được ví như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, thế nhưng chị chưa bao giờ nề hà, ngược lại, lấy những thành tích, thành quả đạt được làm niềm vui. Chị Hà chia sẻ: Công việc rất vất vả nhưng mình lấy thành quả làm niềm vui và động lực để vận động người dân thực hiện tốt hơn những kế hoạch, mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. Đảm nhận cùng một lúc 3 nhiệm vụ, nhưng chị Nguyễn Thị Hà, ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản vẫn làm tròn nhiệm vụ của mình. Trong ảnh: Chị Hà đến thăm mô hình trồng dưa lưới của người dân trên địa bàn ấp Người dân ấp Thanh Sơn chăm sóc hoa để đường làng, ngõ xóm đẹp hơn mỗi ngày Là cán bộ gần dân nhất, chị Hà càng thấm nhuần những lời dạy của Bác đối với công việc. Học đi đôi với hành, cứ thế được chị vận dụng một cách khéo léo, qua đó vừa giúp bản thân được rèn luyện tốt hơn, vừa góp một phần công sức mang lại những đổi thay tích cực cho quê hương. Trong nhiều năm qua, ấp Thanh Sơn đã đạt nhiều thành tích như: khu dân cư văn hóa nhiều năm liền; duy trì nhiều mô hình hoạt động để hỗ trợ hội viên phụ nữ, nông dân phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới, văn minh, hiện đại… Diện mạo ấp thay đổi cũng là minh chứng cho những đóng góp của người làm công tác mặt trận, đoàn thể như chị Hà. “Tôi học Bác ở đức tính cần cù, cần mẫn trong công việc. Việc gì thấy lợi cho dân thì làm. Thấy người dân được mùa, thấy quê hương đổi thay từng ngày, cứ thế là vui và làm thôi, không nề hà công việc gì” - chị Hà phấn khởi. GHI NHỚ 6 ĐIỀU BÁC DẠY Với Trung tá Lê Thanh Huyền, Trưởng ban Phụ nữ, Phòng Công tác Đảng và công tác chính trị, Công an tỉnh, chị luôn gây ấn tượng mạnh với người đối diện bởi sự tự tin, năng động và tinh thần nhiệt huyết của mình. Học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chị luôn nhớ và khắc ghi những lời Bác dạy đối với người chiến sĩ công an, đó là: “Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc phải tận tụy”. Thấm nhuần lợi dạy đó, trong công việc, nhiệm vụ được giao chị luôn thể hiện tinh thần tận tụy, làm hết việc chứ không làm hết giờ. Từ công việc chuyên môn đến các hoạt động đoàn thể đều được chị triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả, nhất là trong các đợt cao điểm phát động thi đua đặc biệt. Với vai trò là Trưởng ban Phụ nữ Công an tỉnh, Trung tá Lê Thanh Huyền đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho các cấp cơ sở hội phụ nữ. Trong ảnh: Các hội viên phụ nữ cơ sở trực thuộc tham gia cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn, cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử Trung tá Lê Thanh Huyền (đầu tiên, từ phải qua) cùng Hội phụ nữ Cụm thi đua số 6 Bộ Công an tham dự chương trình tuyên truyền pháp luật và tặng quà học sinh nghèo hiếu học tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bù Đốp Trung tá Lê Thanh Huyền kể: Trong đợt cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn, cài đặt và kích hoạt tài khoản định danh điện tử, các cấp hội cơ sở phụ nữ chúng tôi đã không ngại khó, ngại khổ. Sau giờ hành chính, từ 18-22 giờ, chúng tôi “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để cài đặt tài khoản định danh điện tử cho người dân, góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra. Có được động lực để hoàn thành các nhiệm vụ đó, chúng tôi đã xác định phải luôn nhớ và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy người chiến sĩ Công an nhân dân. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, với vai trò là Trưởng ban Phụ nữ Công an tỉnh, chị cùng các cơ sở hội phụ nữ thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa, trong đó hỗ trợ 23 em thông qua mô hình “Mẹ đỡ đầu”. Không chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, mô hình này tiếp tục được nhân lên thành “Mẹ đỡ đầu - Giảng dạy tiếng Anh, hỗ trợ học tập” cho học sinh mồ côi hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, lớp học tiếng Anh này do chính Trung tá Lê Thanh Huyền trực tiếp đảm nhận. Trong 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, cấp tỉnh đã tặng bằng khen cho 116 điển hình có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo Bác; cấp huyện tuyên dương, khen thưởng 1.632 điển hình; cấp xã tuyên dương, khen thưởng 3.356 điển hình. Bằng mỗi việc làm cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ được giao, những điển hình như tập thể Tổ dân vận ấp 1, chị Nguyễn Thị Hà, Trung tá Lê Thanh Huyền chính là những bông hoa ngát hương trong vườn hoa dâng Bác. Họ đã học Bác đức tính giản dị, cần mẫn để hoàn thành những trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao.
|