Chiến thuật “lấy yếu chống mạnh” của Iran khiến Mỹ không thể làm ngơ | |
Căng thẳng Mỹ- Iran: Nỗi lo nào cho kinh tế Việt Nam?ưởnglợitrongcuộckhủnghoảngMỹthứ hạng của sunderland | |
Tấn công căn cứ Mỹ: Động thái ngoại giao khôn khéo của Iran? |
Mối quan hệ tốt với Iran giúp Nga có thể đóng vai trò hòa giải cho căng thẳng tại Trung Đông |
Về mặt kinh tế, giá dầu ngay lập tức tăng do hậu quả của cuộc xung đột, giúp ngân quỹ quốc gia của Nga đầy thêm. Về mặt địa chính trị, nếu Mỹ chuyển hướng sự chú ý sang Iran, điều đó đồng nghĩa với việc Washington sẽ giảm sự tập trung vào Ukraine, các nước Baltic, Đông và Trung Âu cũng như những khác biệt giữa hai cường quốc Nga-Mỹ. Do đó, Nga có thể "dễ thở hơn". Hơn nữa, nếu cuộc khủng hoảng Mỹ-Iran xấu đi, biến thành sự thù địch công khai, Nga sẽ ở vị trí tốt nhất để đóng vai trò trung gian hòa giải.
Đặc biệt, uy tín và ảnh hưởng của Tổng thống Vladimir Putin tại Trung Đông sẽ tăng lên ngay cả khi Nga không đóng vai trò trung gian hòa giải. Nga là cường quốc duy nhất trên thế giới có mối quan hệ tốt với Iran và các quốc gia khác trong khu vực. Phương Tây cần Nga để giảm căng thẳng với Iran, cho dù Nga không đóng vai trò trung gian hòa giải. Đổi lại, phương Tây phải giảm dần và cuối cùng là loại bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế, chính trị đối với Nga.
Có lẽ, Nga là nước thích hợp nhất để đóng vai trò trung gian hòa giải, hoặc ít nhất có ảnh hưởng để kiềm chế Iran. Thứ nhất, không quốc gia phương Tây nào có mối quan hệ tốt với Iran như Nga. Thứ hai, Iran là nước hưởng lợi từ việc bán vũ khí của Nga. Cuối năm 2016, Nga đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran, ký thỏa thuận trị giá 800 triệu USD giữa hai nước vào năm 2007. Cuộc tập trận hải quân Nga-Iran-Trung Quốc lần đầu tiên hồi tháng 12/2019 ở Vịnh Oman và Bắc Ấn Độ Dương đã phản ánh sự hợp tác ngày càng tăng với Iran. Thứ ba, kể từ khi can thiệp quân sự thành công vào Syria, uy tín và ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông đã tăng lên đáng kể.
Mặc dù Nga có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn từ cuộc xung đột Mỹ-Iran, nhưng họ không muốn bất kỳ cuộc chiến tranh hay hành động leo thang quân sự nào ở quá gần biên giới của mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích an ninh dài hạn của Nga, cũng như gây khó khăn cho các đối tác kinh tế lớn của Moscow như EU, Trung Quốc hay Nhật Bản.
Tóm lại, cuộc xung đột kéo dài giữa Mỹ và Iran sẽ mang đến cho Nga cơ hội cải thiện quan hệ với phương Tây và cuối cùng dẫn đến bình thường hóa quan hệ với phương Tây. Đây là mục tiêu của Tổng thống Putin từ năm 2014 và ông dường như sắp đạt được điều đó. Đ.A