Bị thoái hóa đốt sống có nên đi bộ?ịthoáihóađốtsốngcónênđibộltd bdhn(Dân trí) - Thoái hóa đốt sống có nên đi bộ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để thúc đẩy quá trình hồi phục, người bệnh có thể được kết hợp giữa các phương pháp điều trị chuyên khoa và bài tập vận động phù hợp hàng ngày.Bàitập vận động cho người bệnh thoái hóa đốt sống Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp phổ biến, xảy ra khi sụn khớp và đĩa đệm đốt sống bị thoái hóa, hình thành gai xương gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến đau nhức, hạn chế vận động... Song song với điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh thoái hóa cột sống cũng được khuyến khích tập luyện tại nhà. Trong đó đi bộ là bài tập đơn giản, có thể tập hàng ngày được nhiều người lựa chọn. Theo bác sĩ Eric Balderee - chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tại Phòng khám ACC,vận động nhẹ nhàng với cường độ hợp lý là biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống hiệu quả. Đi bộ là bài tập phù hợp và nếu thực hiện đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như: hỗ trợ giúp cơ bắp vùng chân, hông và bụng thêm săn chắc, tăng cường sức mạnh, nâng đỡ cấu trúc cột sống tốt hơn. Việc đi bộ giúp quá trình tuần hoàn máu thuận lợi, thúc đẩy các chất dinh dưỡng đi nuôi mô mềm, đĩa đệm. Hệ cơ xương khớp cũng dẻo dai và linh hoạt hơn, đồng thời giảm nguy cơ loãng xương. Hoạt động đi bộ giúp cơ thể tiết ra endorphin (hormone hạnh phúc), giúp tinh thần thoải mái và thư giãn, cải thiện sự tập trung. Các nguyên tắc đi bộ cho người bệnh thoái hóa cột sống Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho hệ xương khớp nhưng cần thực hiện đúng cách. Việc đi bộ hay vận động sai cách có thể làm trầm trọng tình trạng thoái hóa cột sống. Dưới đây là nguyên tắc khi đi bộ mà người bệnh nên lưu ý: Chuẩn bị trước khi đi bộ Chú ý trang phục: chọn quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi để dễ vận động, kết hợp giày chuyên dùng để đi bộ, giúp nâng đỡ chân tốt hơn. Ăn uống nhẹ trước khi đi bộ: việc ăn uống nhẹ trước khi đi bộ giúp bạn có thêm năng lượng, không bị mất sức. Kỹ thuật đi bộ an toàn Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi: khởi động khớp gối, vùng hông và lưng giúp làm nóng cơ thể, cột sống thư giãn và hạn chế bị chấn thương. Duy trì nhịp thở đều: chú ý thở đều, kết hợp thở bằng mũi và miệng khi đi bộ giúp giảm khó thở và mệt mỏi. Duy trì tư thế đúng khi đi bộ: đảm bảo cổ, vai và hông thẳng hàng; mắt hướng về phía trước; cằm song song với mặt đất; siết chặt cơ bụng nhẹ nhàng; giữ cho lưng thẳng tự nhiên; đặt gót chân xuống trước. Kỹ thuật đi bộ nhanh: đi bộ nhanh giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và giảm căng thẳng hiệu quả hơn. Thời gian và tần suất đi bộ Người bị thoái hóa đốt sống nên bắt đầu với 5 phút đi bộ mỗi ngày. Sau khi cơ thể đã làm quen, có thể tăng thời gian đi bộ lên 7 - 10 phút và 20 - 30 phút mỗi ngày. Nếu cơn đau trở nặng sau khi đi bộ, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp. Hơn hết, cần hiểu việc đi bộ hay tập luyện tại nhà là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh, để mau khỏi cần tác động đến nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống. Hiểu rõ căn nguyên gây cơn đau nhức, giới hạn vận động ở người bệnh thoái hóa đốt sống, hơn 18 năm qua, phòng khám ACC đã ứng dụng liệu trình Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)kết hợp Vật lý Trị liệu - Phục hồi chức năng điều trị cho nhiều trường hợp, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe tốt. Hiệu quả cao, giảm đau nhanh nhờ kỹ thuật nắn chỉnh của bác sĩ giúp điều chỉnh sai lệch ở đốt sống về vị trí tự nhiên ban đầu, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh. Còn Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (như sóng xung kích Shockwave, liệu trình Pneumex PneuBack,...) hỗ trợ giảm đau nhức, khôi phục khả năng vận động giúp người bệnh đi lại tốt hơn, sớm quay về cuộc sống bình thường. Liệu trình an toàn, lành tính nhờ không dùng thuốc, không phẫu thuật, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả người lớn tuổi. Bà Phạm Thị Yến (79 tuổi, TPHCM) có tiền sử thoái hóa đốt sống, đã từng phẫu thuật điều trị xẹp đốt sống do tai nạn nhưng vẫn không thể đi lại bình thường và phải chịu đựng cơn đau dai dẳng. Sau thăm khám và kiên trì với liệu trình Chiropractic, chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV và phục hồi chức năng Pneumex PneuBack, bà Yến cho hay đã đi lại được mà không cần sự trợ giúp, các cơn đau cũng biến mất. Danh sách hệ thống phòng khám ACC - Thành viên tập đoàn FV Chi nhánh 1: 99 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM - Điện thoại: (028) 3939 3930. Chi nhánh 2: tầng 1, 86 Tản Đà, phường 11, quận 5, TPHCM - Điện thoại: (028) 3838 3900. Website: https://acc.vn/ |