Nhân dịp này,ămthựchiệnQuychếphốihợpBộđộiBiênphòbong da tv 90 phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng vấn Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan Nguyễn Phi Hùng về kết quả đạt được cũng như thách thức, mục tiêu hướng đến của lực lượng hải quan và bộ đội biên phòng trong thời gian tới. * PV: Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật trong việc phối hợp hoạt động giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tổng cục Hải quan trong 5 năm qua? - Ông Nguyễn Phi Hùng:Quy chế phối hợp đã tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức và hành động, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp của hai lực lượng. Quá trình triển khai quy chế phối hợp, hai lực lượng đã thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác nghiệp vụ, quản lý, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, đảm bảo tốt an ninh trật tự trên khu vực biên giới, đặc biệt đã duy trì và thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh (XNC), xuất nhập khẩu (XNK). Đồng thời, hai bên triển khai nhiều giải pháp mang tính cơ bản, đồng bộ, linh hoạt trong cải cách thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa các thủ tục biên phòng, thủ tục hải quan, tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho các hoạt động lưu thông biên giới ở cửa khẩu; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Nổi bật, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tham mưu giúp hai Bộ (Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính) thực hiện kết nối thành công Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử với Cổng thông tin một cửa quốc gia tại 7/9 cảng biển. Việc kết nối thủ tục biên phòng điện tử cảng biển và triển khai áp dụng quản lý rủi ro, thủ tục hải quan điện tử đã góp phần tăng cường thuận lợi trong việc đăng ký và xử lý hồ sơ trong lĩnh vực hàng hải tại một số cảng biển quốc tế lớn; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông biên giới, XNC, XNK…
Trong quan hệ phối hợp hoạt động nghiệp vụ, 5 năm qua, hai lực lượng đã thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công tác phối hợp ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả thể hiện ở cả chiều rộng và chiều sâu, từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.. * PV: Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế sâu rộng với khu vực và quốc tế. Lợi dụng sự thông thoáng trong hoạt động XNK, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng quốc cấm diễn biến phức tạp trên các tuyến biên giới (đường biển, đường bộ). Thực tế này đã và đang đặt ra thách thức nào đối với lực lượng bộ đội biên phòng và hải quan, thưa ông? - Ông Nguyễn Phi Hùng:Nước ta có đường biên giới đất liền và biên giới biển dài hơn 8.034km; 40/44 tỉnh (thành) có cửa khẩu. Hệ thống cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu cảng được Chính phủ quan tâm đầu tư, nâng cấp phát triển mở rộng, công tác cải cách thủ tục hành chính tại cửa khẩu đã được các cơ quan chức năng của các bộ, ngành triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt tạo sự thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và hành khách XNC. Thực tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và du lịch quốc tế, những năm qua, lưu lượng hàng hóa XNK, hành khách, phương tiện vận tải XNC qua biên giới đất liền, cửa khẩu cảng ngày một gia tăng. Mặt trái của sự phát triển này là hoạt động tội phạm, vi phạm pháp luật gia tăng. Cụ thể là các vi phạm: XNC trái phép, mua bán người, buôn bán vận chuyển trái phép các loại vũ khí, ma túy, chất nổ, chất cháy, văn hóa phẩm độc hại và các loại hàng hóa cấm khác qua biên giới diễn biến phức tạp, có xu hướng hình thành các đường dây, ổ nhóm lớn, hoạt động xuyên quốc gia với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Những vấn đề trên đã và đang đặt ra một bài toán lớn cho lực lượng chức năng, trong đó có bộ đội biên phòng và hải quan. Hiện tại, hai lực lượng đang tiếp tục phối hợp, xây dựng, bổ sung những giải pháp đồng bộ để vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK, XNC, vừa kiểm soát, ngăn chặn, xử lý ngay từ biên giới, cửa khẩu các nguy cơ, hành vi xâm phạm đến an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia, trật tự an ninh xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan. * PV: Để nâng cao hiệu quả hợp tác trong việc chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong giai đoạn tới, theo ông cần có các giải pháp quan trọng nào?
- Ông Nguyễn Phi Hùng:Phát huy kết quả đạt được trong 5 năm qua, chúng tôi sẽ tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, triển khai quán triệt quy chế phối hợp mới; coi việc phối kết hợp giữa hai lực lượng là yêu cầu tự nhiên, khách quan và thiết thực, đồng thời là cơ sở quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi lực lượng. Thứ hai, Cục Cửa khẩu và Cục Điều tra chống buôn lậu tiếp tục là cơ quan tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Tổng cục Hải quan trong việc chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị thực hiện quy chế; phối hợp rà soát những cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước, của từng ngành chưa phù hợp hoặc còn thiếu sót gây khó khăn cho công tác phối hợp giữa hai lực lượng hoặc cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng lực lượng để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Thứ ba, tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia thông qua thực hiện các nội dung quy định tại Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016 – 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thứ tư đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, nhận thức chính trị cho cán bộ, công chức, chiến sĩ của hai lực lượng để xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị không bị lôi kéo, mua chuộc, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Thứ năm, hai lực lượng ở các cấp chủ động thống nhất xây dựng các phương án trọng tâm, trọng điểm, các kế hoạch, chuyên án, chuyên đề, tổ chức trinh sát, thu thập thông tin đánh trúng những tụ điểm, đường dây, ổ nhóm buôn lậu lớn, những vụ án lớn, đặc biệt là hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, các chất ma tuý, vũ khí, chất nổ, tiền giả… * PV: Xin cảm ơn ông!
Hải Linh (thực hiện) |