【cúp c1 châu âu đêm nay】Vì sao phát sinh nhiều tranh chấp đất đai ?

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:22:41 评论数:

Trong những năm gần đây,ềutranhchấpđấtđcúp c1 châu âu đêm nay tình hình tranh chấp dân sự, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến đất đai diễn ra với tính chất vụ việc phức tạp, gay gắt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các quan hệ xã hội.

Một vụ án tranh chấp ranh đất được tòa án đưa ra xét xử.

Theo TAND tỉnh, tranh chấp đất hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, có rất nhiều loại tranh chấp đất như tranh chấp quyền sử dụng, hợp đồng thuê đất, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp đòi đất cho mượn, ở nhờ, lấn chiếm... Việc tranh chấp liên quan đến đất cũng diễn ra giữa nhiều đối tượng khác nhau như giữa người thân trong gia đình, bạn bè… nhất là tranh chấp giữa hàng xóm với nhau diễn ra khá phổ biến.

Đơn cử như vừa qua, ông H. ngụ xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, đã làm đơn khởi kiện hàng xóm của mình ra tòa vì cho rằng bị lấn ranh đất. Theo nội dung khởi kiện, ông H. cho biết, vào ngày 20-10-1995, gia đình ông được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại với diện tích trên 3.100m2 trên địa bàn xã Vĩnh Trung. Quá trình sử dụng đến năm 2004, hàng xóm của ông H. là ông M. tự xây dựng hàng rào bê tông để làm ranh; đến tháng 7-2019, ông M. tiếp tục đập hàng rào bê tông lấn qua phần đất của ông H. khoảng 1m (trước đó ông M. đã lấn 1m). Do đó, ông H. làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết buộc ông M. trả lại phần đất đã lấn chiếm với tổng diện tích là 180m2.

Bên cạnh đó, cũng có những vụ án dù tranh chấp diện tích đất không lớn, nhưng kéo dài nhiều năm bởi các bên không chấp nhận bản án của tòa án cấp sơ thẩm mà tiếp tục kháng cáo lên tòa án cấp phúc thẩm để giải quyết. Cụ thể như vụ việc tranh chấp diện tích đất 14m2 giữa ông T. và bà L. (hàng xóm của ông T.), cùng ngụ huyện Châu Thành A.

Theo nội dung vụ việc, vào năm 2017, ông T. phát hiện thửa đất rộng gần 300m2 của gia đình ông bị bà L. trong quá trình xây dựng nhà đã lấn chiếm 14m2. Dù được hòa giải nhiều lần nhưng không thành nên ông T. nộp đơn kiện đòi lại đất. Đến cuối năm 2020, tòa sơ thẩm tuyên buộc bà L. phải trả lại diện tích 14m2. Dù diện tích đất nhỏ và đã được tòa cấp sơ thẩm giải quyết nhưng vụ án vẫn chưa đến hồi kết bởi bị đơn không đồng ý và tiếp tục kháng cáo lên cấp cao hơn.

Theo đánh giá của TAND tỉnh, hiện nay các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai đa phần là những vụ kiện khó, phức tạp, kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu do một số quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chưa đồng bộ hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể nên còn nhiều quan điểm, nhận thức và áp dụng pháp luật khác nhau. Đặc biệt, quy định của Luật Đất đai năm 2013 về thu hồi, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất có nhiều thay đổi. Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật, thu thập xác minh trong một số vụ án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đồng quan điểm nêu trên, theo ông Nguyễn Đồng Khởi, Trưởng phòng Kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự - hành chính, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, hiện nay có nhiều vụ, việc sau khi đã có phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm nhưng các bên vẫn không đồng ý và tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm dẫn đến vụ án kéo dài và gay gắt. Mặt khác, nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; giao dịch mua bán, cho thuê, mượn đất… không có giấy tờ có giá trị pháp lý để chứng minh nên dễ xảy ra tranh chấp và việc giải quyết cũng rất khó khăn.  

Luật sư Phan Văn Hùng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, chia sẻ: “Vì nhiều lý do việc cấp đất những thời điểm trước đây còn được đo vẽ bằng phương pháp thủ công, không có mốc tọa độ kỹ thuật mà chỉ dựa vào sự tiếp giáp liền kề với các thửa đất khác như bờ rào, hàng cây… nên quá trình sử dụng thường xảy ra tranh chấp”.

Do đó, ông Hùng cho rằng, để kéo giảm các vụ tranh chấp đất hiện nay, ngoài việc người dân phải nâng cao hiểu biết pháp luật thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến thửa đất trước khi thực hiện giao dịch mua bán. Đối với việc cho mượn hay cho ở nhờ… thì cần phải lập các giấy tờ, thủ tục cần thiết và được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận để tránh tranh chấp xảy ra.

Còn theo lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, để giải quyết tình trạng án gia tăng, trong đó có án liên quan đến tranh chấp đất đai, tòa án hai cấp đã tăng cường thực hiện nhanh việc thu thập chứng cứ, yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, tiến hành đo đạc và định giá tài sản. Đồng thời, ngành cũng thường xuyên tổ chức trao đổi nghiệp vụ giữa các cấp và tạo điều kiện cho các thẩm phán trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tế về công tác giải quyết án liên quan đến đất đai để qua đó nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế các tranh chấp về đất đai trong tương lai. 

Bài, ảnh: Đ.BẢO

最近更新