Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần biến động mạnh và đây cũng là diễn biến tương đồng với thị trường quốc tế. Sau tuần giảm điểm trước đó,ịtrườngchứngkhoánNỗlựchồiphụctốtnhưti so bóng đá mở đầu tuần này, do tác động từ thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường châu Á, chỉ số VN-Index giảm mạnh -3,92%, lùi về vùng 1.185 điểm. Với 4 phiên còn lại, VN-Index có 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và nhìn toàn cục là sự hồi phục khá tốt. Chỉ số VN-Index cũng đã có phiên cuối tuần tăng giá với sắc xanh áp đảo.
Tuy vậy, tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index vẫn giảm -12,96 điểm (-1,05%) về mốc 1.223,64 điểm. Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng có tuần giảm điểm. Theo đó, chỉ số HNX-Index kết tuần tại mốc 229,38 điểm (-2,18 điểm, tương ứng -0,94%); Chỉ số UPCoM-Index cũng giảm 1% xuống mức 92,8 điểm.
Thị trường chứng khoán tuần qua mặc dù số phiên tăng nhiều hơn số phiên giảm. Nỗ lực hồi phục của chỉ số VN-Index là khá tốt, nhưng vẫn chưa lấy lại được điểm số đã mất trong phiên sụt mạnh đầu tuần. Thị trường chủ yếu chỉ chịu tác động mạnh từ yếu tố ngoại biên, đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường châu Á, điển hình là Nhật Bản. |
Trong tuần, các nhóm ngành có diễn biến phân hóa về giá, trong đó có nghiêng nhiều hơn về phía giảm so với tuần trước đó. Theo đó, trong tuần, thị trường ghi nhận sự tăng nhẹ của nhóm công nghệ thông tin, dầu khí, hàng tiêu dùng, tiện tích… Mức tăng là khá khiêm tốn khi chỉ có nhóm công nghệ thông tin tăng trên 2%, còn lại đều dưới mức này. Ngược lại nhóm ngành giảm giá so với tuần trước có biến động mạnh hơn, dần đầu là nhóm tài chính, sau đó ngành ngân hàng, nguyên vật liệu, dược phẩm và y tế…
Cụ thể hơn, một số cổ phiếu nhóm thực phẩm tăng tích cực với các mã MSN (+4,16%), VNM (+2,52%), BAF (+0,84%)... Một số nhóm cổ phiếu khác cũng có diễn biến tích cực, tiêu biểu là nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công như VCG (+2,84%), HHV (+1,4%), C4g (+1,1%)...
Nhóm dầu khí cùng những thông tin hỗ trợ giá dầu từ căng thẳng khu vực Trung Đông cũng giao dịch trong sắc xanh với BSR (+3,57%), PLX (+1,05%)... Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch khởi sắc hơn với SSI (+0,16%), BSI (+12,65%), FTS (+10,8%), AGR (+2,06%), CTS (+4,03%), VCI (+4,38%), HCM (+3,67%)... với thông tin hỗ trợ về nâng hạng thị trường chứng khoán đến từ chuyến công tác của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Australia và Singapore.
Cũng trong tuần này, thị trường ghi nhận nhiều mã ngành giảm điểm, điển hình là ngành ngân hàng với VCB (-1,13%), TCB (-10,21%), VPB (-4%), ABB (-2,56%), MBB (-1,47%)... Bên cạnh đó, nhóm ngành du lịch và giải trí cũng giảm điểm với HVN (-13,6%), VJC (-3,72%), DAH (-3,44%), DSN (-1,44%) ...
Trong khi đó, đa số cổ phiếu ngành thép có một tuần giao dịch kém tích cực, cụ thể là HPG (-4,4%), NKG (-2,52%), HSG (-2,8%), TLH (-5,53%), SMC (-6,14%)... Nhóm cổ phiếu bất động sản dân cư nhìn chung cũng có một tuần giao dịch trong sắc đỏ với DIG (-3,14%), HDG (-4,01%), CEO (-5,44%), NTL (-7,01%), TCH (-4,87%)...
Thanh khoản thị trường chứng khoản trong tuần có cải thiện so với tuần trước đó, nhưng mức cải thiện không đáng kể và chủ yếu là đóng góp từ phiên giảm mạnh đầu tuần. Theo đó, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên cả 3 sàn trong tuần đạt 19.085 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ +0,04% so với tuần trước.
Tính cũng từng sàn, trong tuần, thanh khoản bình quân sàn HOSE tăng so với tuần trước, đạt 17.048 tỷ đồng/phiên; sàn HNX đạt 1.238 tỷ đồng/phiên, thay đổi không đáng kể so với tuần trước; sàn UPCoM đạt 799 tỷ đồng/phiên, giảm so với tuần trước.
Khối ngoại cũng có một tuần giao dịch tiêu cực khi bán ròng khá mạnh trong tuần. Cụ thể, khối ngoại bán ròng 3.994 tỷ đồng trong tuần, tăng rất nhiều so với con số khoảng 450 tỷ đồng của tuần trước.
Trên HOSE, khối ngoại tập trung bán mạnh vào các mã: VHM (-1.111,8 tỷ đồng), VJC (-1.122,1 tỷ đồng), HPG (-557,6 tỷ đồng) và TCB (-503,8 tỷ đồng)...; ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng: VNM (+683,2 tỷ đồng), HDB (+185,6 tỷ đồng)... Trên sàn HNX, khối ngoại tập trung mua ròng tại các mã IDC (+46,5 tỷ đồng), TNG (+12,5 tỷ đồng) và VTZ (+2,7 tỷ đồng)…; trong khi chiều bán ròng nổi bật với SHS (-15,7 tỷ đồng), DTD (-11 tỷ đồng), BVS (-7,7 tỷ đồng)...
Về yếu tố kỹ thuật, chỉ báo sức mạnh (RSI) phục hồi nhẹ về vùng trung tính, trong khi chỉ báo xu hướng (ADX) chưa thể hiện rõ đà giảm suy yếu. Do đó, SSI Research dự báo, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục gặp thử thách tại vùng kháng cự 1.224 - 1.226 điểm. |
Thị trường chứng khoán tuần qua mặc dù số phiên tăng nhiều hơn số phiên giảm. Nỗ lực hồi phục của chỉ số VN-Index là khá tốt, nhưng vẫn chưa lấy lại được điểm số đã mất trong phiên sụt mạnh đầu tuần. Thị trường chủ yếu chỉ chịu tác động mạnh từ yếu tố ngoại biên, đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường châu Á, điển hình là Nhật Bản.
Trong khi đó, thị trường vẫn đón nhận tích cực các thông tin tin về nỗ lực nâng hạng và những đánh giá tích cực từ các tổ chức xếp hạng cũng như các quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Ở trong nước, các thông tin về kết quả kinh doanh chỉ còn rải rác nhưng vẫn cơ bản là tích cực.
Theo nhận định của SHS Research, xu hướng ngắn hạn của VN-Indexvẫn kém tích cực. Tuy nhiên chỉ số đang lấy lại vùng hỗ trợ tâm lý mạnh 1.200 điểm, cũng như giá trung bình 1 năm hiện nay. VN-Index đang trong xu hướng phục hồi kiểm tra lại vùng giá 1.220 điểm - 1.230 điểm. Đây là vùng giá thấp nhất phiên giảm mạnh đột biến ngày 01/8/2024, cũng như kháng cự của đường xu hướng giảm giá ngắn hạn hiện nay. VN-Index có thể vượt lên vùng kháng cự này để kiểm tra lại vùng giá quanh 1.255 điểm.
“Cần lưu ý đây là các vùng kháng cự mạnh hiện tại với áp lực bán cơ cấu ngắn hạn dự kiến sẽ có thể gia tăng mạnh. Điểm tích cực là khi VN-Index biến động giảm mạnh quanh vùng 1.200 điểm mở ra nhiều vị thế tích lũy cổ phiếu chất lượng tốt” – SHS Research cho hay.
Còn theo SSI Research, chỉ số VN-Index đảo chiều tăng điểm ngay từ đầu phiên và đã lấy lại điểm số trên đường trung bình EMA 200 tại 1.220,54 điểm. Xét về yếu tố kỹ thuật, chỉ báo sức mạnh (RSI) phục hồi nhẹ về vùng trung tính, trong khi chỉ báo xu hướng (ADX) chưa thể hiện rõ đà giảm suy yếu. Do đó, SSI Research dự báo, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục gặp thử thách tại vùng kháng cự 1.224 - 1.226 điểm./.