【trận đấu wuhan three towns fc】ASML hết đường quay lại Trung Quốc nếu cấm vận theo Mỹ?
Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo gã khổng lồ chip Hà Lan sẽ "mất Trung Quốc mãi mãi" nếu tuân theo hạn chế xuất khẩu của Mỹ.
Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục đẩy mạnh hạn chế đối với khả năng tiếp cận công nghệ chip tiên tiến của Trung Quốc,ếtđườngquaylạiTrungQuốcnếucấmvậntheoMỹtrận đấu wuhan three towns fc chính phủ Hà Lan được cho là có kế hoạch ngăn ASML bảo trì các máy quang khắc DUV (tia cực tím sâu) mà họ đã bán cho Trung Quốc cho đến nay.
Theo các báo cáo hồi tuần trước, ngay cả việc nhập linh kiện, phụ tùng sản xuất chip cho các máy này vào thị trường Trung Quốc cũng sẽ bị hạn chế từ năm sau do áp lực của Washington.
Máy DUV là hệ thống quang khắc tiên tiến thứ hai của ASML, đóng vai trò quan trọng trong việc khắc mạch điện tử của chip. ASML chưa bao giờ bán máy "siêu cực tím" hay EUV tiên tiến nhất của mình cho khách hàng Trung Quốc do những hạn chế trước đó.
"Nếu Hà Lan theo đuổi chiến lược này, họ sẽ làm trầm trọng thêm rạn nứt ngày càng sâu sắc trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Trung Quốc - Hà Lan", Thời báo Hoàn Cầu cho biết hôm 2/9.
"Trong trường hợp ASML mất thị trường Trung Quốc, họ sẽ phải chịu tổn thất kinh tế đáng kể. Tổn thất này có khả năng dẫn đến việc giảm thị phần toàn cầu của ASML và thay đổi cán cân quyền lực trong ngành công nghiệp bán dẫn", tờ báo này bình luận thêm.
ASML được coi là công ty giá trị nhất châu Âu nhờ vị thế trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, các báo cáo chỉ ra đến gần một nửa số lô hàng trong quý 1 và quý 2 năm nay của hãng là đến Trung Quốc.
Sự thống trị của hãng trong các hệ thống quang khắc cũng khiến ASML trở thành nhà cung cấp thiết bị lớn nhất cho các khách hàng sản xuất chip máy tính. Mặc dù có một số đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp máy DUV, như Canon và Nikon của Nhật Bản, ASML gần như độc quyền trên thị trường EUV, không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp đáng kể nào.
Nhưng theo Hoàn Cầu, kể cả khi Trung Quốc đang đi sau Mỹ về công nghệ chip tiên tiến, lợi thế chính của quốc gia châu Á vẫn nằm ở sản xuất các sản phẩm ứng dụng. Các nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu. Khi Trung Quốc tiếp tục mở rộng thị trường nước ngoài, họ cũng tăng cường năng lực "chống kiềm chế" cơ bản của nước này.
Đối mặt với những thách thức từ hạn chế của phương Tây, tờ báo cho biết Trung Quốc sẽ "tăng gấp đôi nỗ lực để giải quyết hoàn toàn các vấn đề kỹ thuật của sản xuất chip tiên tiến". Đối với những công ty đi theo Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc, sẽ rất khó để quay trở lại sau khi họ mất thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc đã công bố các biện pháp trả đũa một số nhà sản xuất chip Mỹ như Intel và AMD trong cuộc chiến bán dẫn. Giới chuyên gia cho rằng kết quả là các nhà sản xuất trên có thể mất hàng tỷ USD, đồng thời mang lại lợi nhuận bất ngờ cho các công ty nội địa Trung Quốc như Huawei.
Bắc Kinh đang đổ hàng chục tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn nhằm thể hiện cam kết phát triển "lực lượng sản xuất mới" sẽ thúc đẩy nền kinh tế tương lai.
Nguồn tài trợ này sẽ giúp các công ty chip lớn như Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) và Huawei đạt được những bước tiến mới, dù vẫn phải sử dụng công nghệ DUV với năng suất thấp và chi phí cao hơn cho các chip tiến trình dưới 7 nm.
Theo phân tích của một công ty có trụ sở tại Tokyo, năng lực sản xuất chip hiện tại của Trung Quốc chỉ chậm hơn TSMC của Đài Loan 3 năm.
Năm ngoái, ASML cũng đã gióng lên cảnh báo về rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của mình từ các lệnh hạn chế chip mới do "các đối thủ cạnh tranh mới có nguồn tài chính đáng kể, cùng tham vọng tự cung tự cấp trong bối cảnh địa chính trị".
Thạch Anh(Nguồn: GT, Asia Financial)