Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành |
Sức ép ngày một lớn
Đây là quan điểm của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra cho các cơ quan,ângđờicaotốlịch thi đấu cúp ý đơn vị liên quan đến việc đầu tưmở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc Dự ánĐường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do VEC đầu tư và vận hành khai thác.
Hiện sức ép của việc nâng đời đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành từ 4 làn xe lên 8 - 10 làn xe đang ngày một lớn, trong khi chỉ còn khoảng 2 năm nữa, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được đưa vào khai thác.
Trong Công văn số 5678/VPCP-CN gửi các bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; UBND TP.HCM; UBND tỉnh Đồng Nai vào cuối tuần trước, Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ chủ trì cuộc họp về nội dung này. Thời gian họp cụ thể sẽ thông báo sau.
Để bảo đảm nội dung phục vụ cuộc họp, Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ và địa phương nói trên có ý kiến chính thức về đề xuất phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng tại Báo cáo số 1734/BC-UBQLV ngày 7/8/2024.
“Trong đó, phải làm rõ cơ sở pháp lý, tham mưu cho Thủ tướng theo hướng tìm phương án khả thi, kịp thời để triển khai được Dự án đáp ứng kết nối giao thông theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT; quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính là ‘chỉ bàn làm, không bàn lùi’; gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/8/2024”, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo.
Tại Báo cáo số 1734/BC-UBQLV, trong vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị lãnh đạo Chính phủ giao VEC thực hiện đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành dài 21,92 km lên 8 - 10 làn xe.
Trong đó, hạng mục đầu tư xây dựng công trình sẽ do VEC (doanh nghiệp nhà nước) huy động 100% vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn (thực hiện triển khai phương án đầu tư theo Luật Đầu tư). Dự kiến, hạng mục này có tổng mức đầu tư 14.955,03 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng), trong đó vốn chủ sở hữu của VEC là 5.555,03 tỷ đồng (chiếm 37%), vốn vay thương mại 9.400 tỷ đồng (chiếm 63%).
Hạng mục giải phóng mặt bằng sẽ do ngân sách trung ương/ngân sách địa phương (TP.HCM, Đồng Nai) thực hiện theo hình thức đầu tư công và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tách thành dự án độc lập, giao các địa phương thực hiện. Hạng mục này sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn trung ương/ngân sách địa phương, thực hiện theo hình thức dự án đầu tư công độc lập với tổng chi phí là 904,03 tỷ đồng.
“Nếu mọi việc thuận lợi, Dự án Đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư trước tháng 2/2025 để có thể thực hiện đầu tư từ tháng 3/2025 đến tháng 12/2027”, lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết.
Điều kiện tiên quyết
Tại Báo cáo số 1734/BC-UBQLV, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đề xuất cơ chế tài chính để triển khai Dự án Đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành.
Cụ thể, để đảm bảo khả năng huy động vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính nêu trên và đảm bảo trả nợ vay cho các tổ chức quốc tế, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, hoạt động sản xuất - kinh doanh thường xuyên và dòng tiền hòa chung 5 dự án luôn dương, cơ chế tài chính Dự án phải gắn với việc khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến khoản trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả từ giai đoạn 2022-2026 sang giai đoạn 2031-2034. Khoản kinh phí này bao gồm 3.988,76 tỷ đồng và tiền lãi phát sinh tương ứng trong giai đoạn 2024-2026; khoản lãi phát sinh đối với khoản tiền gốc và lãi trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả giai đoạn 2012-2023.