Giá cổ phiếu ngân hàng giảm sâuNhóm cổ phiếu tài chính đang là các mã yếu nhất thị trường thời điểm này,ổphiếungânhànggiảmđiểsố bóng đá khi vừa gặp yếu tố bất lợi là rủi ro với hệ thống thanh toán của ngân hàng Nga, vừa bị dòng tiền xa lánh. Hôm nay gần như tất cả các cổ phiếu ngân hàng trên các sàn đều giảm, duy nhất EIB phục hồi tăng 5,87%. Có 7 cổ phiếu ngân hàng chốt phiên hôm nay giảm trên 2%, 10 mã khác giảm từ 1% trở lên. Hôm nay cũng là ngày T+3 của khối lượng hàng bắt đáy ở phiên bán tháo 2/3 về tài khoản. Khá nhiều cổ phiếu vẫn có chút lãi, nên nhà đầu tư tranh thủ bán ra rất mạnh, đẩy giá giảm đồng loạt. | Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Các cổ phiếu ngân hàng trong nhóm VN30 phiên này giảm thanh khoản 9% so với phiên trước và thấp nhất 5 phiên. Nếu so sánh về thanh khoản thì giao dịch hôm nay thấp hơn phiên T3 tới 51% (giá trị tuyệt đối khoảng 3,7 ngàn tỷ đồng). Ngay cả khi thanh khoản “nhẹ” tới hơn một nửa mà giá cổ phiếu đã lao dốc mạnh. Điều đó cho thấy sức mua đang sụt giảm đáng kể. Cổ phiếu ngân hàng giảm dĩ nhiên khiến VN-Index mất đi động lực đáng kể. BID giảm 2,42%, CTG giảm 1,83%, ACB giảm 3,06%, TPB giảm 4,29%, MBB giảm 2,13%, TCB giảm 1,4% là những mã ngân hàng thuộc nhóm 10 cổ phiếu khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất. 4 cổ phiếu còn lại là VHM giảm 2,18%, MSN giảm 1,92%, VJC giảm 3,73% và SAB giảm 3,38%. Điều bất lợi trong tình huống thị trường hiện tại là những nhóm cổ phiếu tăng tốt thì không có hiệu quả trong việc nâng đỡ chỉ số. GAS tăng 5,59% và HPG tăng 2,61% là hai cổ phiếu lớn duy nhất ở nhóm hàng hóa cơ bản có đủ khả năng cân bằng cho VN-Index. Những mã cực khỏe như DCM, DPM hay PVD, đặc biệt là các mã khai khoáng thì đều chỉ mang lại hiệu quả về đầu tư chứ không đại diện cho chỉ số được. Khối ngoại bán ròng đột biếnHai phiên cuối tuần qua thị trường khấp khởi mừng với mức mua ròng hơn ngàn tỷ đồng đối với cổ phiếu sàn HoSE. Hôm nay khối này lại bán sốc tới hơn 1,46 ngàn tỷ đồng. Việc khối ngoại bán ròng thì không mới, nhưng rõ ràng câu chuyện FED chuẩn bị tăng lãi suất trong tháng này sẽ tiếp tục khuyến khích dòng vốn này rút khỏi các thị trường cân biên, trong đó có Việt Nam. Hôm nay toàn các blue-chips bị rút vốn mạnh mẽ như VHM -140 tỷ đồng ròng, NVL -103 tỷ đồng, NLG -156 tỷ đồng, VRE -95,4 tỷ đồng, VNM -86 tỷ đồng, HDB -85,2 tỷ đồng, TPB -76 tỷ đồng... Tổng giá trị bán ra của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HoSE vào khoảng 2.762 tỷ đồng, tương đương 8,7% tổng giá trị giao dịch sàn này. Quỹ đạo bán ròng của khối ngoại đã quay trở lại từ tuần trước, sau 2 tuần liền mua ròng. Trong “gói” trừng phạt Nga của phương Tây thậm chí thị trường chứng khoán Nga cũng bị loại khỏi rổ thị trường mới nổi. Về lý thuyết điều này là có lợi cho các thị trường cận biên hoặc mới nổi khác, trong đó có Việt Nam. Dòng vốn đầu tư sẽ được san sẻ cho các thị trường. Tuy nhiên điều này vẫn chỉ nằm ở góc độ lý thuyết thuần túy, thuộc dạng “nước xa không cứu được lửa gần”. Hoạt động rút vốn của khối ngoại đã kéo dài từ trước khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, dưới ảnh hưởng chủ đạo là xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương và kết thúc của chu kỳ tiền rẻ. Dòng vốn ngoại lúc này không có tỷ trọng lớn trên thị trường Việt Nam nên việc bán ròng có thể không gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là một xu hướng giảm nới lỏng, nâng lãi suất ở thời điểm cực kỳ nhạy cảm về xung đột Nga – Ukraine và giá hàng hóa tăng phi mã thúc đẩy lạm phát. Xu hướng đó có thể sẽ tăng tốc. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có rủi ro chịu ảnh hưởng của xu hướng này và dòng vốn vào chứng khoán cũng có thể sẽ bị suy giảm. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 29.794 tỷ đồng (+8%) | 941,8 triệu (+8%) | 3.657 tỷ đồng (-3%) | 136,6 triệu (-1%) |
|