(BL-NQ) Chiều 15/11,ộithảongytậpkếtraBắctạbóng da sô tại tỉnh Cà Mau đã diễn ra Hội thảo khoa học “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024) do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức. Hội thảo đã thảo luận, khẳng định và làm rõ về sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự kiện 200 ngày tập kết tại Cà Mau; đồng thời, nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của sự kiện lịch sử này. Tại Hội thảo, tỉnh Bạc Liêu có bài tham luận với chủ đề: “Tỉnh ủy Bạc Liêu với chủ trương lựa chọn cán bộ và học sinh miền Nam đưa ra miền Bắc đào tạo”. Tỉnh Bạc Liêu là một trong những địa điểm tập kết đưa bộ đội và cán bộ, học sinh miền Nam đi ra miền Bắc để học tập, đào tạo. Trung tuần tháng 8/1954, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức cuộc họp để triển khai công tác cấp bách, trong đó có nội dung sắp xếp bố trí lực lượng trong tỉnh, ai đi tập kết, ai ở lại miền Nam để tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh với địch trong thời gian tới. Theo đó, lực lượng tập kết ra Bắc gồm: một số cán bộ Dân chính Đảng Trung ương có yêu cầu; bộ đội tập trung; cán bộ khoa học - kỹ thuật có khả năng xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa; thương, bệnh binh, cán bộ già yếu, sức khỏe kém cần được bồi dưỡng phục vụ lâu dài; cán bộ trẻ và một số thanh thiếu niên, học sinh con em gia đình cách mạng ra miền Bắc đào tạo xây dựng đất nước sau này. Đúng lịch chuyển quân, ngày 5/11/1954, tại vàm sông Ông Đốc (tỉnh Cà Mau hiện nay) hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ và học sinh của Phân khu miền Tây nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng xuống chiếc tàu Kê-lin-xki của Ba Lan để tập kết ra Bắc đào tạo, học tập. Bài tham luận của Tỉnh ủy Bạc Liêu khẳng định: “Mặc dù, thời gian đã lùi xa hơn 70 năm nhưng ý nghĩa, giá trị tư tưởng của chủ trương quan trọng nêu trên đến nay vẫn còn mang tính thời sự sâu sắc”. |