Đồng thời,ốchộităngcườnggiámsátviệcxửlýcácngânhàngyếukébxh kazakhstan chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội…
Tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay nợ
Để đạt được các mục tiêu này, Quốc hội cơ bản tán thành nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm:
Điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội thông qua. Điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng phù hợp, xử lý nợ xấu có hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là các khoản vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay theo hướng tăng tỷ trọng vay trung, dài hạn với lãi suất phù hợp.
Về lĩnh vực ngân sách, Quốc hội yêu cầu tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu tư, chi thường xuyên và chi trả nợ; xử lý cơ bản nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh thêm nợ mới, kiên quyết xử lý và thu hồi nợ đọng thuế, quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán và chi chuyển nguồn, triệt để thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính, các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán.
Xây dựng khung pháp lý bảo đảm thực hiện việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung từ năm 2016, áp dụng đối với các tài sản có số lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, được sử dụng phổ biến ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nhóm giải pháp thứ ba là bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước phát triển, hỗ trợ nông dân, DN trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý tốt nhập khẩu, có giải pháp cải thiện mạnh mẽ sự mất cân đối trong quan hệ thương mại với một số thị trường có nhập siêu lớn.
Triển khai đồng bộ quy định của các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh và tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, phấn đấu chỉ số môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của nhóm nước hàng đầu trong ASEAN. Rà soát, hoàn thiện pháp luật thực hiện các cam kết quốc tế, hiệp định thương mại tự do.
Trình Quốc hội Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020
Để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các thị trường, thành phần kinh tế, Quốc hội đề nghị chú trọng phát triển đồng bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động các loại thị trường. Thực hiện cơ chế thị trường, sớm tách dịch vụ công có khả năng sinh lời ra khỏi các cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công, đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu DNNN, nhất là các công ty nông, lâm nghiệp. Tiếp tục bán phần vốn nhà nước trong các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường và sử dụng một phần số tiền thu này cho đầu tư phát triển, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, công trình giao thông, y tế, giáo dục cấp thiết.
Trong năm 2016, Chính phủ trình Quốc hội Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Rà soát, ban hành, bổ sung chính sách đủ mạnh để thúc đẩy triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Rà soát, bổ sung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, DN nhỏ và vừa, khởi sự DN. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tái cơ cấu, xử lý sở hữu chéo và nợ xấu. Tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng và VAMC hoạt động thực chất, an toàn theo chuẩn mức quốc tế.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã bổ sung vào Nghị quyết nội dung: “Tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.” và giao nhiệm vụ cho các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém./.
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2016 được nêu trong Nghị quyết bao gồm: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu dưới 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5% so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,3-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%; số giường bệnh trên một vạn dân đạt 24,5 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 76%... |
H.Y